Like on Facebook

Thursday, February 27, 2014

Phương pháp nhân giống invitro lan Hồ điệp

Posted By: hoaduy - 10:18 PM
Lan Hồ Điệp là một trong những giống lan rất được yêu thích không chỉ về màu sắc, kiểu dáng mà còn mang một nét đẹp rất sang trọng và trang nhã. Chính vì vậy, nó đã nhanh chóng trở thành sản phẩm trồng trọt mang lại hiệu quả kinh tế cao không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới như Đài Loan, Nhật Bản, Hà Lan, Mỹ…
Ánh sáng tự nhiên kết hợp với môi trường có gạo là nguồn hydrat carbon đặc biệt tốt cho Phalaenopsi
Loài hoa đẹp này thường trồng chậu và người ta thường có dịp gặp nhiều nơi như trên TV, trong nhà, trong vườn, tạp chí, nơi bạn làm việc và thậm chí được dùng làm quà tặng cao cấp giá trị. Bên cạnh đó hoa Hồ Điệp rất lâu tàn, độ bền bông cao nên là sự lựa chọn làm vật trang trí, tạo cảnh quan trong các ngày lễ, tết.
Hồ Điệp là một loài lan rất khó nhân giống, thường cho hệ số nhân thấp trong điều kiện vườn ươm. Để có được số lượng lớn cây giống, đồng đều  đáp ứng nhu cầu thị trường thật nan giải. Trong những năm gần đây, công nghệ lai giống kết hợp gieo hạt trong ống nghiệm cho tỷ lệ nẩy mầm cao, tạo nên sự đa dạng về màu sắc, cấu trúc, kích thước hoa sau mỗi thế hệ. Tuy nhiên nhân giống bằng phương pháp gieo hạt mang tính ngẩu nhiên thu được cây có tính trạng yêu thích và gần như không thể có được cây con cho hoa đẹp như cây mẹ. Để khắc phục điều này các nhà nuôi cấy mô đã dùng phương pháp nuôi cấy đỉnh sinh trưởng để tạo dòng cây ổn định về mặt di truyền. Cây giống tạo ra theo phương pháp này gọi là cây tạo dòng (cloning). Phương pháp này có ưu điểm tạo nên được những quần thể cây con đồng tính trạnh, có sự tăng trưởng và chất lượng hoa đồng đều. Tuy nhiên phương pháp này thực hiện rất khó thành công, đỉnh sinh trưởng quá nhỏ bé nên không thể tái sinh hoặc chết đi qua lần khử trùng. Hồ Điệp là loại lan đơn thân, thân ngắn và mỗi cây cho một đỉnh sinh trưởng nên để có nguồn mẫu in vitro cần phải có nhiều mẫu ban đầu làm tăng chi phí quá trình nuôi cấy. Vì vậy, hiện nay các nhà nuôi cấy mô trong nước cũng như trên thế giới thường dùng phát hoa làm vật liệu nuôi cấy, phát hoa Hồ Điệp có chứa các mắt ngủ phần gốc, có bề mặt nhẵn bóng dễ khử trùng, tỷ lệ thành công cao mà vẫn tạo được dòng cây ổn định về di truyền.

 Nhân giống lan Hồ Điệp từ nuôi cấy phát hoa
* Tạo chồi sinh dưỡng từ phát hoa
Vật liệu: Phát hoa lan Hồ Ðiệp được thu khi hoa đã nở hết trên cành. Chọn những phát hoa to khoẻ, cắt những đốt chứa mắt ngủ dài 4 cm, tách bỏ vỏ bao quanh mắt ngủ. Tình trạng mắt ngủ phải còn trắng xanh hay hơi đỏ của màu phát hoa, loại bỏ những mắt ngủ bị hoá đen và bị trày sướt.
Tiến hành khử trùng:
- Lau nhẹ mắt ngủ bằng cồn 70o
- Tiến hành lắc với xà phòng loãng trong 3 phút và rửa lại bằng nước sạch để loại bỏ hết xà phòng
- Trong tủ cấy, mẫu được ngâm trong cồn 70o trong 1 phút, sau đó được khử trùng với dung dịch javel có nồng độ 1: 5 trong 25 phút
- Tiến hành rửa lại mẫu bằng nước cất vô trùng (3 lần)
 - Loại bỏ hoại tử, cấy mẫu lên môi trường MS có bổ sung BA 3 mg/l
Điều kiện nuôi cấy: mẫu nuôi cấy được đặt trong điều kiện: 25oC, 12 giờ chiếu sáng và ẩm độ là 80%.
Sau 10 tuần nuôi cấy, các chồi sinh dưỡng hình thành từ mắt ngủ phát hoa và mang các lá non đủ rộng để làm nguyên liệu khởi tạo PLB từ mô lá.
Sự hình thành chồi sinh dưỡng từ phát hoa
* Khởi tạo PLB từ mô lá
Các mẫu lá thu được từ các chồi sinh dưỡng được cắt theo kích thước 5 x 5 mm. Các mẫu lá được đặt nuôi trên môi trường MS 1/2 bổ sung các chất điều hoà sinh trưởng thực vật NAA 1mg/l, BA 10 mg/l, Adenin 10 mg/l  
Sau 10 tuần nuôi cấy:
- Các PLB được hình thành chủ yếu từ các mảnh lá ở phần gốc và ít ở các mảnh lá phần đỉnh. Lá và thân mặc dù có những nét giống nhau về hình thái giải phẫu nhưng khác nhau về cách sinh trưởng và cách sắp xếp các mô. Lá có sinh trưởng tận cùng hữu hạn. Do đó, để có sự phát sinh hình thái mới, đỉnh lá cũng cần phải có sự phân hoá của các tế bào nhu mô để trở về trạng thái mô phân sinh.
- Sau một thời gian, các chồi xuất hiện xung quanh mép lá (nơi có vết thương) tiếp tục phát triển trong khi phần mô lá ban đầu bị hoại đi. Phiến lá ban đầu được sử dụng như nguồn dinh dưỡng khởi đầu cho PLB và cho chồi sau này nhưng hệ thống mạch của chồi được hình thành thì hoàn toàn độc lập với hệ thống mạch của mô mẹ.
 Sự tạo PLB từ mô lá
* Sự tái sinh chồi từ PLB
Theo nhiều tác giả khi tái sinh thành cây con từ PLB chỉ cần sử dụng các môi trường khoáng có bổ sung nước dừa, peptone, khoai tây…mà không sử dụng bất kỳ chất điều hòa tăng trưởng nào. Tanaka và Sakanishi (1985) và Tanaka (1987) đã sử dụng môi trường Knudson C cải tiến, môi trường Hyponex cải tiến, còn Haas-von Schmude (1983,1985) sử dụng môi trường MS  trong việc tái sinh cây con từ PLB. Griesbach (1983) sử dụng môi trường Murashige và Skoog cho việc tái sinh cây con từ PLB, trong khi Lin (1986) sử dụng môi trường Knudson C cải tiến có bổ sung BA (1 mg/l) để chuyển PLB thành cây con.
 * Sự ra rễ
Thông thường các chồi tái sinh từ PLB sẽ ra rễ và phát triển mạnh trên môi trường có bổ sung nước dừa, chuối, khoai tây… mà không cần bất kỳ chất điều hòa tăng trưởng nào hết. Tuy nhiên, việc này còn tùy thuộc vào giống. Có một ít giống rất dễ đẻ chồi nách làm chồi chính phân nhánh không phát triển rễ được, lá nhỏ, thân chồi kéo dài, vì vậy, chồi thường tồn tại ở dạng cụm chồi. Để khắc phục điều này, cấy từng chồi riêng lẻ lên môi trường có hormone tăng trưởng IBA với nồng độ 0.5-1 mg/l, chồi sẽ ra rễ dài, lá to. Sau 3-4 tháng nuôi cấy có thể đem cây con ra trồng ngoài ườn ươm.
Nguyễn Văn Hiếu

Tài liệu tham khảo:
- Cung Hoàng Phi Phượng, Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Quốc Thiện, Dương Hoa Xô, Nguyễn Quốc Bình (2007)  ỨNG DỤNG HỆ THỐNG NUÔI CẤY NGẬP CHÌM TẠM THỜI TRONG NHÂN GIỐNG CÂY LAN HỒ ĐIỆP LAI (Phalaenopsis hybrid)
- Joseph Arditti, Robert Ernst, Micropropagation of orchids
- http://www.kimnganorchids.com.vn/content/view/122/48/lang,en/

Cách xử lý khi lan hồ điệp héo lá, thối rễ

Posted By: hoaduy - 5:30 PM
Bạn sẽ làm gì khi thấy lan hồ điệp có biểu hiện héo rũ, thối nhũn vì úng nước. Trước hết cần lấy cây lan hồ điệp này ra khỏi chậu ngay lập tức. Bạn dùng nước rửa bát rửa cây cho sạch. Lấy dao hay kéo hơ lên bếp lửa để khử trùng hoặc dùng lưỡi dao cạo mới để cắt bỏ hết rễ thối, lá vàng và cành hoa.



Tình trạng lan hồ điệp bị héo lá thường là do một số nguyên nhân sau: 1. Do nhện cắn phá (Dấu hiệu: Các lá lan bị vàng và một số nụ hoa có màu vàng, héo dần và rụng). 2. Lá lan hồ điệp vàng là do quá trình lão hóa bình thường (mà thường là một trong những lá ở rất dưới cùng), hoặc nếu có nhiều hơn một lá lan bị vàng do có  quá nhiều ánh sáng hoặc quá ít phân.  Thử phân bón và giữ phong lan xa ánh nắng trực tiếp của mặt trời.

6 bước xử lý tình trạng lan hồ điệp héo lá, thối rễ tiếp theo như sau: 
1. Bạn dùng bột quế, bột diêm sinh hay thuốc diệt trùng, diệt nấm rắc lên trên các vết cắt và rễ cây. 
2. Sau đó cho vào bao nylon, bịt kín lại rồi treo vào chỗ ấm và rợp mát. Khoảng 3 - 4 tuần sau, cây bắt đầu mọc rễ. 
3. Khi rễ dài chừng 3 - 4cm đem ra trồng với vỏ thông, than củi hay vỏ dừa loại trung bình (Đem ngâm vỏ cây tối thiểu 24 giờ trước khi trồng). 
4. Ngưng tưới nước 2-3 tuần và chỉ phun sương.
5. Sau đó, mỗi tuần tưới cây lan 1 lần, tưới đi tưới lại cho thật sũng nước để nước ngấm vào trong lõi vỏ cây. Nếu là mùa hè nắng nóng, có thể tưới 2 lần /tuần, mùa đông 10 ngày tưới 1 lần.
5. Chỉ bón phân khi cây lan hồ điệp đã hồi phục mạnh và ra rễ, mỗi lần chỉ bón 1 thìa càphê phân, hòa với 4 lít nước, tuyệt đối không bón phân quá mạnh sẽ làm cháy đầu rễ.

6. Thời gian thay chậu tốt nhất là vào mùa xuân hoặc khi hoa vừa tàn, tối thiểu 3 năm thay 1 lần.

Video hướng dẫn cách xử lý khi lan hồ điệp héo lá, thối rễ:

Nguồn: sưu tầm Internet

Wednesday, February 26, 2014

Hướng dẫn & hình ảnh thay chậu lan hồ điệp

Posted By: hoaduy - 12:01 AM
Lan hồ điệp có thời gian sống rất dài. Điều đó có nghĩa là các bạn sẽ phải biết khi nào và làm như thế nào để thay chậu cho cây. Có hai lý do mà cây cần được thay chậu, hoặc là cây không sinh trưởng được trong chậu đang trồng hoặc giá thể bị phân hủy và không đủ không khí để duy trì cho rễ phát triển tốt
+ Xem video hướng dẫn thay chậu lan hồ điệp
Thay chậu lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) (Nguồn: hoalanvietnam)


Việc thay chậu có thể thực hiện một lần trong một năm hoặc hai năm. Mùa thích hợp nhất để thay chậu là mùa xuân.
Chậu nhựa rõ ràng là lựa chọn tốt nhất để sử dụng vì ....
.... chậu nhựa cho phép bạn xem giá thể trồng lan ẩm ướt  có ẩm ướt không và cho phép bạn nhận thức được rễ lan có khỏe mạnh hay không. 
Thay chậu cần phải tiến hành khi các chậu này đã đầy rễ không có chỗ để phát triển thêm, khi giá thể trồng lan đã cũ. Việc thay chậu lan hồ điệp thường là 2 năm 1 lần.
Khi thấy có một lá bên trong đang nổi lên từ trung tâm của cây lan hồ điệp, điều này chỉ ra sự bắt đầu của mùa sinh trưởng.


Và cắt bỏ tất cả rễ bị hư hỏng hoặc thối.
Sau khi bạn đã cắt rễ hư thối, cây lan hồ điệp sẽ trông như thế này.



Để giá thể vào khoảng 1/4 chậu, rồi sau đó ta đặt lan vào





Rễ cây phát triển lan ra sẽ phủ lên chậu và giá thể ở trong chậu làm bịt kín các khe hở giữa các rễ, không có khoảng trống giữa giá thể và rễ cây. Điểm bắt đầu của thân cây nên được giữ một đoạn ngắn ở dưới giá thể. Sau khi thay chậu nên giữ cây trong bóng mát và tưới nước sau 3 ngày.
Video hướng dẫn thay chậu lan hồ điệp:
Trong hướng dẫn này, chúng ta biết làm thế nào để thay chậu lan hồ điệp với một hỗn hợp gái thể vỏ cây. Đầu tiên, loại bỏ tất cả rêu từ trên cây lan và rửa sạch rễ. Sau đó, cắt tỉa rễ già chết đi. Kiểm tra độ sâu của chậu để đảm bảo rễ không quá dài. Bây giờ, gom các rễ và đặt chúng vào chậu với vỏ đậu phộng và đất bên trong của nó.

Nguồn: sưu tầm Internet

Tuesday, February 25, 2014

Tưới nước cho lan hồ điệp thế nào?

Posted By: hoaduy - 11:39 PM
Lan hồ điệp cần 50-80% độ ẩm. Nếu độ ẩm thấp hơn bạn có thể dùng màn che, nhưng thỉnh thoảng việc làm này có thể gây ra nấm bệnh. Một biện pháp đề phòng khác là giữ cây ở trong một cái bát có chứa sỏi hay đá cuội và nước. 

Bạn phải đảm bảo cây phải ở trên sỏi, đá cuội và không chạm vào nước. Việc tưới nước cho những cây này là quan trọng và nên thực hiện một cách cẩn thận. Vào mùa hè, bạn có thể tưới nước cho cây khoảng 2-3 ngày một lần, ngược lại vào mùa đông, khoảng 10 ngày tưới một lần Thời gian tốt nhất để tưới nước là buổi trưa, vì lá sẽ khô cho tới tối. Nước dính lại có thể dẫn đến sự thối lá. Lan Hồ Điệp không thích đọng nước trên lá qua đêm. Nếu để đọng nước trên lá như vậy lá của nó có thể bị nhiễm bệnh.

Hồ Điệp không thích bị khô giữa hai kỳ tưới nước giống như một số loại lan khác. Một số loại lan giữa 2 lần tưới cần có 1 khoảng thời gian khô ráo. Theo kinh nghiệm cho thấy, không cần tưới nước nhiều, 1 tuần không tưới cũng không chết được. Nhưng do Hồ Điệp rất thích ẩm nên rất dễ bị nấm, do đó phải thường xuyên phun thuốc phòng nấm.

Vì thế, cách tốt nhất là tưới nước cho cây phù hợp với từng mùa, đồng thời cũng xem xét nhu cầu nước và giá thể sử dụng (giá thể thường được sử dụng là vỏ cây, đá trân châu, vỏ cây dương xỉ, than củi). Hồ Điệp ưa trồng trong giá thể có kích thước trung bình và ưa được trồng trong chậu chặt khít.

Một số hình ảnh hướng dẫn cách tưới nước cho lan hồ điệp:
Bạn không nên để giá thể trồng lan hồ điệp quá khô rồi mới tưới nước. Luôn luôn để giá thể trồng lan hồ điệp vẫn còn ẩm trước khi tưới nước. Điều này thường là bảy đến mười ngày tùy theo mùa.

 Bạn có thể ước lượng trọng lượng của chậu lan trước và sau khi tưới nước sẽ giúp bạn có thể xác định khi nào cần tưới nước cho lan hồ điệp
 Nước tưới không nên quá lạnh có thể làm rụng nụ hoa lan
 Ngâm giá thể trồng lan trong nước cho ướt hoàn toàn, tránh làm ướt lá lan hồ điệp
Đảm bảo rằng bạn không để nước đọng lại trên lá, ngọn. Vì điều này sẽ gây thối rữa. 
Một số vấn đề có thể gây ra do tưới quá nhiều nước như: thối rữa rễ lan hồ điệp, cây héo và lá phong lan xuất hiện nhàu nát và nhăn. 


Nguồn: sưu tầm Internet

Tản mạn về lan hồ điệp

Posted By: hoaduy - 11:12 PM
Lan Hồ Điệp là một loại lan thân đơn, ngắn, lá to và cứng, rễ dài. Những cây nguyên giống thường nở hoa vào mùa Đông Xuân, các cây lai giống hoa nở quanh năm. Nếu nuôi đúng cách lan hồ điệp có thể sống rất lâu. Có cây sống được trên 18 năm sau đó ra hoa ở ngọn rồi mới chết.


Lan Hồ Điệp có chừng 44 loại nguyên giống, mọc trên dãy Hi Mã Lạp sơn đến suốt châu Á và sang cả Úc châu. Việt Nam có chừng 7-8 giống. Vào năm 1750 G.E. Rumphius đã tìm ra cây Hồ Điệp nhưng lầm tưởng là một loại Angraecum và sau này Carl Blume mới tìm ra cây Phalaenopsis amabilis vào năm 1825. Theo tiếng La tinh chữ Phaluna có nghĩa là con bướm  và opsis có nghĩa là giống như. Có nghĩa là hoa của chúng giống như con bướm, vì vậy mà được gọi là Hồ Điệp.
Trong thiên nhiên, Phalaenopsis phát triển trong tất cả các vùng nhiệt đới châu Á, Cây phát triển trong tự nhiên ở nhiệt độ ngày là 28-35oC, đêm: 20-24oC và độ ẩm tương đối cao.


Phalaenopsis ưa bóng râm, cây có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng qua rễ và lá. Rễ cũng đóng vai trò neo giữ cây.
Lan Hồ Điệp (2)Lan Hồ Điệp (4)
Cây đơn thân nhưng rất ngắn, có ít lá mọc khít nhau nên không thấy lóng. Lá tương đối dày mập, thường rộng ở phần trên, hẹp dần bên dưới. Phát hoa ở nách lá, thòng hay đứng, có thể phân nhánh. Hoa nhỏ hay khá to, mỗi hoa bền gần 2 tháng, đầu cành hoa vẫn có thể tiếp tục tạo ra hoa theo từng đợt kế tiếp nhau, vì vậy cả cành hoa nở liên tiếp hơn nữa năm. Lá đài và cánh hoa gần như nhau, đôi khi cánh hoa hơi lớn hơn. Nhiều loài thường cho cây con trên cọng phát hoa. Nhiều loài có vân màu trên lá.
.Lan Hồ Điệp (8)Lan Hồ Điệp (7)
Lan hồ điệp là loại lan ưa bóng mát, cây không cần quá nhiều ánh sáng, chỉ cần 30-40% ánh nắng…Cây không có sự nghỉ rõ rệt, cần thường xuyên theo dõi để giảm nước tưới. Thường sự nghỉ này xảy ra sau khi hoa tàn, Cây không có giả hành nhưng lá rộng nên dễ mất nước vì vậy cần tưới nhiều nước nhưng phải thoáng để không phải thối, vì vậy chậu trồng phải có nhiều lỗ và thường để hơi nghiêng để nước tưới đừng đọng ở ngọn cây, nách lá làm thối lan.



Vì lá rộng và mộng nước nên rất dễ bị các giọt nước làm chấn thương giúp vi khuẩn xâm nhập gây thối nên cần phải tưới rất nhẹ hạt, và tốt nhất nên che một lớp lưới caro hoặc màng phủ trong ở dưới giàn che để tránh tác hại của các giọt mưa.
Nước phải sạch và nên hạn chế dùng phân chuồng vì dễ sinh bệnh, nên tưới thường xuyên nước rễ cây thuốc cá ( Derris elliptica ) để ngừa sâu rầy phá hại.
(Theo Kỹ thuật nuôi trồng hoa lan)

Thay chậu và nhân giống lan Vanda

Posted By: hoaduy - 4:46 PM
Vanda là một giống lan phụ sinh của vùng nóng, có một số rất ít mọc trên đá hay trên đất. Đây là một giống có sự phân bổ rất rộng từ Trung Quốc đến Hilnalaya và trải dài từ Inđônêxia đến Niu Ghine và Bắc Úc châu. Vanda gồm hơn 45 loài được biết và trên 1.000 loài cây lai tạo thành bộ sưu tập về lan khá quan trọng.




Ở Việt Nam có 5 loài Vanda rừng được biết là: Vanda concolor, vanda liouvillei, Vanda lilacina, Vanda denisonaliana và Vanda pumila, tuy nhiên chỉ có một loài cho hoa đẹp bền là loài Vanda denisonaliana. Cả 3 loài sau đều là lan vùng mát có nhiều ở Lâm Đồng. Vanda có sự biến đồi rất lớn về tính chất thực vật và sự xuất hiện của hoa, nhưng hầu hết chúng đều là những cây lan có giá trị vì có chồi loa dài mang nhiều hoa to.
Lan vanda liouvillei


Hướng dẫn thay chậu và nhân giống lan vanda:

Sự thay chậu các loài thuộc giống Vanda, thường chỉ do nguyên nhân duy nhất là cây phát triển quá lớn gây ra sự mất cân đối giữa cây và chậu. Việc thay chậu có thế thực hiện suốt năm nhưng đầu mùa mưa vần là thời điểm lý tưởng cho việc thay chậu. Cách nhân giống tương tự Hồ điệp.

Khoảng 3 tháng 1 lần, ta phun một dung dịch ANA với nồng độ 0,1 phần triệu (ppm) để kích thích sự mọc rễ. Bạn cứ nhớ rằng, đối với loài Vanda, mỗi lần bạn phun kích thích tố rễ sẽ mọc tang lên 1 bậc. Như vậy, sau một thời gian cây lan Vanda sẽ có một bộ rễ thật mạnh đủ đáp ứng các yêu cầu cần thiết.

Nguồn: agriviet.com

Monday, February 24, 2014

4 loại bệnh thường gặp trên lan hồ điệp

Posted By: hoaduy - 7:50 PM
Lan thường hay bị 4 chứng bệnh: Thối lá (bacterial leaf rot) Thối rễ (bacterial root rot) và Thối ngọn (Crown rot). Nấm (fungus)


Thối lá

Khi lá bị thối, thường có dấu hiệu một vết có thể là đậm hay nhạt hơn mầu của lá cây. Lá cây chỗ đó thường mềm nhũn, có mùi và có thể loang to ra. Lấy dao hay kéo sắc tốt hơn cả là lấy lưỡi lam cắt bỏ lui vào phía trong chỗ thối chừng 2 phân hay cắt bỏ hẳn chiếc lá. Dao hay kéo cần phải khử trùng trước và sau khi cắt để đề phòng bệnh lây lan sang cây khác. Vết cắt cần được khử trùng như đã nói ở trên. Sau đó để cây ở chỗ thoáng gió và phun thuốc Physan 20. Pha 1 thìa súp với 4 lít nước.

Thối ngọn

Bệnh thối ngọn cũng giống như thối lá nhưng ở mức độ rộng lớn hơn và trầm trọng hơn. Ngọn cây cần phải cắt bỏ giống như bệnh thối lá. Vào mùa Xuân những mầm non của lan Cymbgidium, Cattleya và Dendodrobium và ngọn cây Vanda, Renanthera, Phalaenopsis thường hay bị thối vì nước đọng qua đêm v.v… Ta phải cắt tới khi nào không còn vết đen trong thân cây. Lấy cây ra khỏi chậu, rửa sạch rồi ngâm cây trong 4 lít nước có pha một thìa súp Physan 20 trong 15-20 phút. Trồng lại với vật liệu mới đã ngâm trong nước có chất sát trùng. Và để vào nơi rợp mát và thoáng gió.

Thối rễ


Khi bị thối rễ, cây lan không hút được nước cho nên lá bị nhăn nheo. Cần phải cắt bỏ hết rễ thối, rửa sạch rồi ngâm toàn cây vào nước có Physan 20 như trên. Sau đó để hơi khô rồi cho vào bao nylon, cột kín lại và để vào chỗ rợp mát. Khi nào thấy cây ra rễ mới dài chừng 2 phân đem ra trồng lại với vật liệu mới như đã nói ở trên.

Nấm

Khi bị nhiễm nấm lan thường có những chấm nhỏ mầu đen hay mầu nâu trên lá và lá cây trở thành mầu vàng. Thoạt đầu ở mặt dưới lá sau đó hiện lên mặt trên rồi dần dần loang to ra. Phải cắt một phần hay toàn thể chiếc lá và phun thuốc như bị bị thối lá.

Lưu ý

Khi cây bị bệnh, nên vứt bỏ những vật liệu trồng lan và ngay cả những chậu và que cọc giữ cây.
Cách 7-10 ngày phải phun thuốc diệt trừ mầm bệnh, liên tiếp trong thời gian 1 tháng.

Ngoài Physan 20 ra chúng ta có thể dùng (Daconil) Garden Disease Control Stop and Prevents over 130 diseases do hãng Ortho chế tạo với liều lượng 2 thìa cà phê cho 4 lít nước. Nhưng thuốc này để lại những vết trắng trên lá phải một thời gian mới rửa sạch được.

Nguồn: sưu tầm Internet

Một số nguyên nhân làm lan hồ điệp vàng lá

Posted By: hoaduy - 7:43 PM
Lan hồ điệp ngày càng được nhiều người trồng hơn. Vì hoa nở màu đẹp và lâu tàn . Tuy nhiên, việc chăm sóc lan hồ điệp sau khi mua về trồng không hề đơn giản. Và tình trạng lan hồ điệp bị vàng lá xuất hiện khá phổ biến . Việc này có thể là do bạn vừa thay chậu. Hoặc bạn vừa di chuyển lan hồ điệp của bạn đến một nơi mới, nó có thể không thích môi trường mới.

Vàng lá do bị nấm:
Di chuyển lan hồ điệp của bạn đến một vị trí ẩm ẩm ướt hơn có thể tạo điều kiện sự phát triển nấm. Hoa lan hồ điệp đặc biệt dễ bị thối ngọn, thối rễ và cuối cùng lá. Thông thường, dấu hiệu đầu tiên là chiếc lá vàng. Vì loại nấm này có thể giết chết lan của bạn trong vòng một vài ngày, bạn phải ngay lập tức loại bỏ nó để tránh lây lan bệnh, và sau đó nhúng nó trong dung dịch thuốc trừ nấm để cố gắng giết chết thối trước khi cây lan của bạn không chịu nổi nó. Áp dụng một loại thuốc diệt nấm cho vườn hoa lan của bạn để ngăn chặn thối ngọn trong tương lai. Bạn cũng nên tưới cho lan của bạn vào buổi sáng sớm, cho họ thời gian để khô trước khi đêm xuống để ngăn chặn nấm.

Vàng lá do nhận quá nhiều ánh sáng:
Nếu bạn vừa mới di chuyển lan hồ điệp đến một nơi có nhiều ánh nắng, lá vàng chỉ ra rằng nó nhận được quá nhiều ánh sáng. Ánh sáng mặt trời biến lá lan trở nên nhạt màu vì nó tẩy trắng các chất diệp lục trong lá của nó; Cuối cùng, bị cháy nắng thậm chí có thể để lại giòn, xuất hiện dấu hiệu cháy đen trên lá. Trong trường hợp này, di chuyển phong lan bạn đến một nơi mát mẻ hơn là một trong những cách duy nhất để cứu nó.

Nguồn: sưu tầm Internet

Saturday, February 22, 2014

Tình trạng lan hồ điệp bị vàng lá

Posted By: hoaduy - 11:34 PM
Hỏi:
 Em mua lan hồ điệp, người bán để trong chậu nhựa trong suốt, trồng bằng rêu, cây có 6 lá, có cành hoa đã bị cắt. Em thay chậu như sau:
- Lấy hết rêu cũ, tỉa bớt rễ già, thối.
- Chậu đất loại trung.
- Than củi ngâm nước 2 tiếng, dớn và 1 ít rêu.




Thay xong em tưới nước, hằng ngày tưới 1 lần vào buổi chiều (đọc trên mạng thấy chỉ sau 3 -4 ngày mới tưới, nhưng dạo này thời tiết nóng nên em tưới liền), chưa bón phân, che nắng khoảng 70-85%, em còn tưới nước dưới đất để có độ ẩm cho cây. được hơn 10 ngày thì lá dưới cùng của cây có 1 vùng khoảng 2/10 lá bị úa, héo càng ngày càng rộng ra. Các lá còn lại nhìn yếu yếu, hơi vàng. 

Các anh giúp em với, em đang mù chữ về lan nên không biết khắc phục ra sao.viruscuoi 

Trả lời:
Mình cũng từng chơi vài trăm giò lan(jờ bỏ rồi,mê bonsai hơn) có chút kinh nghiệm mong giúp đc bạn. Bạn nói 2/10lá bị héo,cụ thể là héo ntn?héo từ đỉnh lá héo vào hay héo đều nguyên chiếc lá?. Dù sao với cách che nắng 75%mà lại tưới vào buổi chiều là ko an toàn bạn ah,đb với lan hồ điệp. Vì như thế cây sẽ thiếu nc vào giữa trưa và ko kịp khô ráo vào ban đêm-->dễ úng hoặc bị nấm gây thối rễ,nhũn lá...với đk che nắng tốt bạn nên tưới cây 1 lần lúc10h sáng hoặc 2lần lúc 8h và 14h(miễn sao sờ tay vào thành chậu bất cứ lúc nào trong ngày cũng thấy mát là đc).mua thêm it B1tưới dưỡng cây nha bạn.mình nghĩ có lẽ cây của bạn bị sốc khi thay từ chậu rêu sang hỗn hợp than-dớn đó. Chút suy nghĩ nông cạn của e,mong các bác chuyên về phong lan củng cố hoặc nếu thấy ko đúng thì chỉnh lại dùm để giúp bạn ấy cứu cây lan. Thân! Blackrose86 

Xem thêm các câu trả lời ở phần bình luận!

Tuesday, February 11, 2014

Vẻ đẹp của phong lan ngọc điểm

Posted By: hoaduy - 7:28 PM
Ngọc Điểm được giới chơi Phong Lan ưa thích vì chúng dễ thích nghi với khí hậu gần như khắp nơi trong nước, chúng vừa đẹp diễm kiều vừa thơm  lựng không gian.  Ngọc Điểm là hoa rừng. Chúng mọc đơn thân. Từ thân cây trưởng thành có thể đẻ nhánh nhưng ít. Loài hoa này cũng đã được nhân giống qua việc cấy mô, tuy nhiên kết quả đạt thấp hơn các loài Lan ngoại nhập.








































Nguồn: sưu tầm Internet

Copyright © 2013 chuyên bán hoa™ is a registered trademark.

Designed by Templateism. Hosted on Blogger Platform.

// //]]>