Like on Facebook

Monday, March 31, 2014

Các loài hoa lan ngộ nghĩnh

Posted By: hoaduy - 8:35 PM
Nhiều hơn bất cứ họ hoa nào khác, phong lan vô cùng kỳ thú với vô số chủng loại và kiểu dáng, từ những loài tí hon chỉ thấy được qua kính hiển vi đến những loài có dáng vẻ kiêu sa như đồ trang sức...


Giống lan nhỏ nhất (Platystele stenostachya):Mọc ở Mexico, Bolivia và Brazil. Hoa có kích thước chưa đến 1 mm. 

Lan giày ống em bé (Lepanthes): 
Có đến gần 800 giống lan chú lùn này mọc ở các rừng nhiệt đới từ Mexico đến Brazil. Cần có kính hiển vi phóng đại mới có thể quan sát được các chi tiết của chúng.


Lan gót hài tiểu thư (Cyprypedium):
Có khoảng 50 giống, hiện diện ở Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á, Nhật Bản và Mexico. Do khá độc đáo nên giống lan này bị săn lùng nhiều và có nguy cơ tuyệt chủng. Lan gót hài tiểu thư đang được nhiều quốc gia bảo vệ nghiêm ngặt, cấm sưu tầm. 




Giống lan kinh dị nhất (Polyrrhiza lindenil):
Được gọi là lan yêu quái, với 4 dạng hình thái, chúng là một trong những giống lan được săn lùng nhiều nhất vùng đầm lầy bang Florida của Mỹ. Giống lan này không hề có lá. Để tìm được nó, người ta phải sục sạo những bụi rễ xám bám dính vào thân cây trong đầm lầy. Lá lan không thực hiện chức năng quang hợp ánh sáng, mà nhiệm vụ này được giao cho bộ rễ. Loài lan này còn có tên khác là "lan ếch", vì mọc thành chùm từ 1 đến 10 hoa trắng, trông giống con ếch.



Lan kiến (Mymecophila):
Cái tên gọi đã phản ánh sự cộng sinh tích cực giữa lan và kiến. Kiến làm tổ sống trong bông hoa rỗng và có nhiệm vụ bảo vệ hoa trước những loài côn trùng có hại.


Lan nhện (Brassia):
Mọc phổ biến ở khắp vùng châu Mỹ có khí hậu nhiệt đới và tại những cánh rừng ẩm ướt ở độ cao hơn 1.500 mét so với mực nước biển. Ngoài ra còn khoảng 150 loài lan nhện Caladenia khác mọc khắp thế giới với đặc điểm là chỉ có một lá dài duy nhất phủ đầy lông và hoa có hình dáng kềnh càng như một con nhện.

Lan thiên nga (Cycnoches pentadactylon):
Sống tại những vùng đất thấp hoặc trong những cánh rừng của châu Mỹ. Hoa mọc thành từng cụm đực và cái riêng biệt, có mùi thơm dễ chịu.



Lan nữ trang (Ludisia discolor):
Mọc ở vùng đông bắc Ấn Độ cho đến Đông Nam Á, nhiều nhất là ở Indonesia. Những chiếc lá đỏ đậm mềm mại như nhung, cùng những cánh hoa trắng muốt, nhỏ xíu với những đường gân vàng khiến cho nó thật xứng với tên gọi.



Lan tam giác (Trias):
Thường mọc ở Myanmar, Ấn Độ và Thái Lan. Các cụm hoa rất ngắn và cánh hoa toả ra hình tam giác.


Lan chocolate, cacao (Dichaea):
Giống lan bò này có hình ngôi sao, môi hình mỏ neo, mọc nhiều ở châu Mỹ. Hoa dù nhỏ nhưng có mùi hương rất mạnh của chocolate và cacao. 



Lan mũ bảo hiểm(Corianthes):
Còn được gọi là lan thùng, hoa của nó có thiết kế cực kỳ phù hợp cho việc thụ phấn. Mỗi giống lan này đều ra sức tiết ra mùi hương nồng nàn của một loại ong cái nào đó và thế là quyến rũ được ong đực.
Nguồn: sưu tầm Internet


Hướng dẫn trồng lan Mini Cattleya

Posted By: hoaduy - 7:33 PM
Năm 1992, khi về hưu vợ chồng tôi quyết định trở lại California, miền đất nắng ấm quanh năm, nơi mà chúng tôi có đã nhiều kỷ niệm ban đầu với miền đất mới đã mở rộng vòng tay đón nhận những kẻ tỵ nạn khốn khổ, vội vàng bỏ nước ra đi vào năm 1975.


Rời Peoria, Illinois, nơi vì sinh kế và vì số phận long đong chúng tôi đã chịu suốt 16 mùa đông lạnh lẽo có khi xuống tới -25°F. Trong mớ hành trang trở về thủ đô của người tỵ nạn, ngoài quần áo còn có vài thùng chứa những cây lan chúng tôi đã nuôi từ năm 1976. Trong số cây lan này có cây Lc. Little Pink Snow do ông bạn già George Hotchkiss người Mỹ gốc Pháp tặng cho khi chúng tôi nói chuyện với nhau về loài hoa muôn hương, muôn sắc này.

Thời kỳ đó, giống lan Mini Cattleya rất hiếm, giá đắt như vàng, cây chỉ có 3 nhánh nhỏ, thân cây cao chừng 10 cm, lá dài 12-16 cm, ngang 3 cm, hoa chiều rộng chừng 5 cm mầu trắng như tuyết, chiếc lưỡi mầu tím hồng tuyệt đẹp.

Đến nay, khóm lan này tính ra đã sống trên 33 năm, bằng tuổi với đứa cháu gái nội của chúng tôi. Đây không còn là cây lan tầm thường nữa mà là một một kỷ vật thân thương cho nên nhiều bạn bè muốn xin một vài nhánh, chúng tôi không nỡ lòng nào chia cắt cho người khác. 

Xuất hiện sâu bệnh  trên cây Cattleya mini vì thiếu chăm sóc:
Nhưng mùa hè năm nay cây đã quá cằn cỗi, lớp thân cây ông cha già nua ốm yếu choán gần hết chỗ cư trú cho đám con cháu sau này. Mảnh vỏ cây cho lan bám vào đã bị mục nát, lại thêm mấy năm trời bị bỏ lăn bỏ lóc vì thương nhớ người bạn đời đã trên 55 năm chung sống bỏ tôi về bên kia thế giới. Khi nhìn đến thì ôi thôi! lũ rệp sáp (Boiduvale scales) đã thừa cơ phá hoại, thân cây, lá cây bị đốm đen, đốm vàng lỗ chỗ, mầm non bị còi cọc không lớn lên được. Thêm vào đó lũ sâu bi (Isopod, Pillbug, Sow Bug) dùng đó làm hang ổ, ăn hết đầu rễ non làm cho khi đến mùa hoa chỉ còn 1-2 chiếc không còn xum xuê như trước. Nếu không cứu vãn tình thế, bảo vật này có lẽ cũng theo người vợ yêu quý ra đi, cho nên đành phải ra tay chỉnh đốn lại mặc dầu vết thương khi mổ mật chưa lành.



Cách xử lý khi cây cattleya mini bị sâu bệnh:
Cắt bỏ những thân cây già cỗi, không còn mắt non, không thể sinh con đẻ cái, những chiếc lá bị rệp đốt nhăn nheo và rể đã bị mục thối. Khi cắt nên quan sát cho kỹ, cần phải để lại 3-5 nhánh nuôi các mầm non. Ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập cây sau khi cắt: Dùng Physan 20 pha với 2 thìa cà phê cho 4 lít nước, phun toàn thân cây lá và rễ đề phòng vi trùng xâm nhập theo các vết cắt. Pha thuốc trừ rệp sáp : pha một chai cồn 70% khoảng 16 oz (473 ml) và một chai nước cùng một dung tích, 1/2 thìa cà phê xà phòng rửa bát, 1/2 thìa cà phê dầu ăn loại thực vật. Cho tất cả vào chiếc bình 2 lít lắc cho thật đều, rồi phun cả mặt trên mặt dưới lá, thân cây. Dùng bàn chải đánh răng mềm chà xát những chỗ rệp bám để diệt tận gốc rễ và trứng rệp.





Chuẩn bị chậu trồng Cattleya mini:
Chọn một miếng vỏ cây làm giá thể trồng (cork bark, Quercus suber). Đây là một giống cây mọc ở Portugal, Algeria, Spain, Morocco, France, Italy and Tunisia, vỏ cây không bị dễ bị mục. Đặt một lớp sơ dừa dầy 2-3 cm xuống dưới rồi bỏ một nắm vỏ cây nhỏ vào. Những nhánh lan nhỏ đã bị cắt, nếu cần sẽ buộc lại với nhau cho cây khỏi nghiêng ngả.





Cuối cùng dùng giây cột chặt toàn bộ vào với nhau. Trồng thêm vài cây cóc mẳn cho đẹp mắt. 

Tưới nước có pha B1 pha 2 thìa súp với 4 lít nước và để cây vào chổ rợp mát trong vòng 1 tháng mới đưa ra chỗ có nắng.

Tôi hy vọng rằng mùa xuân năm tới cây lan thân thương sẽ hoàn toàn hồi phục và cho nhiều hoa như những năm về trước và yên trí không phải vất vả cứ vài năm một lần thay chậu nữa.

Placentia mùa hè 2008
BÙI XUÂN ĐÁNG



Những đóm trắng tròn xuất hiện trong chậu lan hồ điệp?

Posted By: hoaduy - 12:27 AM
Hỏi: Gần đây tôi đã phát hiện ra một số tròn màu trắng hình thứ bên trong nồi phong lan của tôi và tôi không có ý tưởng những gì họ đang có. Bạn có thể cho tôi biết nếu có điều gì là sai? 

Trả lời: Bạn tìm cách lấy một ít đóm trắng này. Nếu nó cứng và giòn, đây có thể là phần còn xót lại của phân bón sau khi được bón vào giá thể trồng lan. Nếu nó mềm, nó có thể là trứng nhện hoặc túi trứng côn trùng, nhưng tôi đoán nó xuất hiện là do phân bón đọng lại.

Nguồn: Dịch từ bài viết nước ngoài.

Sunday, March 30, 2014

Chăm sóc và thuần dưỡng lan rừng thế nào?

Posted By: hoaduy - 11:50 PM
Theo kinh nghiệm dân gian, muốn cho lan rừng sinh trưởng tốt thì môi trường thuận lợi nhất là cho lan bám vào cây tươi nơi thoáng gió, ít ánh sáng chói. Vì vậy khi lan đưa vào trồng trong chậu, cần chăm sóc từ từ cho cây quen dần, không bón thúc phân bón hóa học quá sớm. Lúc lấy lan rừng, cần bóc cả vỏ gỗ mục của thân cây mà lan đang bám, bó lại để nơi thoáng mát, ngày tưới vài ba lần bằng cách phun sương đều cả lá thân rễ. 
Lan rừng
Chăm sóc cho lan rừng 1 tháng rồi chiết thành nhánh trồng vào giò. Chú ý khi lót giò bằng mùn cưa hay xơ dừa đều không được nén chặt. Tránh để ánh nắng gay gắt, thỉnh thoảng đưa lan ra ngoài trời đêm. Lan không cần bón nhiều phân hóa học, chỉ cần đủ nước, ánh sáng và không gian phù hợp là cây phát triển tốt.
Khi muốn lan ra hoa bất thường, vào dịp tết chẳng hạn, thì bón thúc loại phân bón lá dành riêng cho lan. Tuy nhiên ta không nên lạm dụng việc này, vì sau mỗi đợt ra hoa "trái mùa" như vậy cây sẽ yếu sức. Trong quá trình chăm sóc, tốt nhất là cách hai tháng (có lẽ là nên 4 đến 6 tháng - BT(*)) lại thay lót giò 1 lần bằng xơ dừa hay mạt cưa. Hoa tàn thì cắt ngay cuống lá để tập trung dinh dưỡng nuôi cây lại sức. Tưới nước nhẹ đều đặn ngày vài ba lần là cây sống khỏe không cần bón phân.
 Chăm sóc lan rừng thế nào:
Lan là loài hoa khó tính, ưa ẩm và bóng râm, nhưng nếu thiếu ánh sáng cũng giảm năng suất và phẩm chất. Cây không chịu ánh nắng trực tiếp, nhất là nắng quái chiều sẽ gây lụi tàn nhanh chóng, mặc dù vẫn được cung cấp đầy đủ nước và khoáng hòa tan.
 Phòng ngừa tác hại của nắng hạn đối với lan rừng, ta cần chủ động tiến hành một số biện pháp sau:
a) Đối với phong lan: Không để cho nắng trời trực tiếp chiếu vào giỏ, bụi lan và toàn bộ giá thể (lồng lan), đặc biệt “kỵ” với nắng quái chiều và gió Tây (gió Lào). Nếu trồng đại trà thì phải làm giàn che bằng lưới nilon có lỗ để lan vẫn quanh hợp được. Chú ý phun tưới (tốt nhất là phun sương mù nhân tạo) cho toàn bộ cây và giá thể 2 lần trong ngày, đó là vào các thời điểm trước bình minh và sau hoàng hôn. Lượng nước vừa đủ để làm mát cây, ướt rễ và dự trữ. Nếu tưới mạnh bằng vòi trực tiếp sẽ làm thất thoát chất khoáng nuôi cây.
b) Đối với địa lan: Chăm sóc như đối với phong lan, cần chú ý đảm bảo đất nền tơi xốp, nhiều mầu ở thể hữu cơ đang hoai mục là tốt nhất. Nên bổ sung từ 10-20% (theo khối lượng tổng thể) vụn gỗ mục cả vỏ; 10-20%  các mẫu than gỗ nhỏ, luôn giữ ẩm (nhưng không ướt sũng) để nhử rễ ăn ra mà ta quen gọi là hồ rễ. Tránh gió khô, gió lùa qua phần nổi của cây. Làm mát đất bằng phun tưới nước loang theo bóng tán. Cần loại bỏ ngay những lá già (đã úa vàng) để ngăn chặn sâu bệnh.
Không nên dùng NPK (loại dùng cho cây hoa màu, cây lương thực) để bón cho lan. Để cây tươi lâu đẹp bền, hoa sai và thắm màu, hương đậm, có thể thúc cho lan (phun tưới toàn bộ giá thể) nước gạo mới vo, nước ngâm tro hoai và rắc xỉ than để tạo nguồn phân vi lượng tổng hợp. Nếu có điều kiện lấy bông (hoặc vải bông cotton) nhúng vào dung dịch Glicerin 10- 15% cuốn vào cổ rễ để giữ ẩm./.
Nguồn: Lê Hữu Thuận - Trưởng phòng Tư liệu thực hiện - kcmdanang

Friday, March 28, 2014

Tham khảo cách đặt tên cho Lan rừng

Posted By: hoaduy - 12:45 AM
Trong thực tế, việc phân loại lan rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải phân tích tỉ mỉ trong phòng thí nghiệm bằng kính lúp phóng đại nhiều lần để nhận rõ các đặc tính lắm lúc rất lắt léo, rất nhỏ như mật độ của các phấn khối, kích thước của nuốm, có hay không các bộ phận phụ của nhụy đực…


Khi có một cây hoa  mà bạn nghi là cây hoa Lan thì bạn phải phân tích cái hoa của nó, cùng cơ quan dinh dưỡng và sử dụng khóa tra (chìa khóa phân loại) về họ (thường dùng chìa khóa của Hutchinson) để xác định nó thuộc về họ Lan hay không .

Sau đó bạn sử dụng tiếp khóa phân loại của họ Lan để xác định giống của nó trong họ, rồi cuối cùng dùng khóa phân học của giống để tìm tên của cây lan ấy.

Nếu đã sử dụng tất cả khóa phân loại trên thế giới mà vẫn không tìm ra tên của cây lan thì ta có thể tiến hành mô tả,đặt tên cho nó để công bố cây lan mới phát hiện .

Công việc tiến hành như trên chỉ áp dụng cho lan nguyên thủy, là lan sống hoang dã hoặc xuất xứ từ trong thiên nhiên, và việc đặt tên cho nó phải theo nguyên tắc danh pháp quốc tế về thực vật mà Linnaeus đã đề ra lần đầu tiên vào năm 1754 mà ta gọi đó là tên khoa học.

Tên khoa học của một loài thực vật là một tên đôi bằng từ ngữ Latinh hay được “la tinh hóa”,gồm một danh từ chỉ giống (genus) ,viết hoa, và tính từ chỉ loài (species), viết thường. Cả hai chữ đều viết xiên hay gạch dưới, kèm theo đằng sau là tên tác giả đã mô tả và công bố loài ấy đầu tiên. Tên tác giả thường viết tắt. Sở dĩ phải ghi tên tác giả kèm theo tên loài bởi nhiều lúc một loài nhưng được gọi với nhiều tên khác nhau do nhiều người công bố khác nhau hoặc do người công bố trước có sai lầm khi phân loại nên người sau sửa lại cho đúng. Trong trường hợp này, nếu tên sửa đổi mà còn giữ lại một trong hai từ thì tên của tác giả trước được để trong dấu ngoặc đơn và đứng trước tên của người sửa chữa. Nếu cả hai từ đều bị sửa đổi thì xem như tên mới, không còn giữ tên tác giả trước và lúc đó tên cũ được xem là đồng danh, đồng nghĩa với tên mới.

Ví dụ:

Cẩm báo Hydrochilus parishii (Veich+Rchb.f) Pfitz. Có tên đồng nghĩa:

-Vanda parishii Veih+Rchb.f.

-Vandopsis parishii (Veich+Rchb.f).Schltr.

Ngọc điểm Rhynchostylis gigantea (Lindl).Ridl.Có tên đồng nghĩa:

-Saccolabiumm giganteum Lindl.

-Saccolabium violaceum Rchb.f.

Việc mô tả và công bố tên các loài lan nguyên thủy mới phát hiện phải bằng chữ Latinh trên các sách báo chuyên môn về phân loại mới có giá trị quốc tế.Các tên này sẽ được xem xét và đăng (để công nhận) trên Index Kewensis. Cũng cần lưu ý là theo qui định bắt buộc thì khi công bố các loài mới, phải có mẫu ép khô gọi là tiêu bản để làm bằng.
Theo Kỹ thuật nuôi trồng hoa lan

Wednesday, March 26, 2014

Giới thiệu tổng quát về hoa lan

Posted By: hoaduy - 12:56 AM
Tác giả bài viết:BÙI XUÂN ĐÁNG
Trong muôn ngàn loài hoa đua hương khoe sắc mà thượng đế đã ban cho loài người chúng ta, hoa lan được người Á Châu liệt vào hàng Vương giả chi hoa. Hoa lan Disa uniflora được mệnh danh là: Hoa của thượng đế (The flower of the God), lan Cattleya là Nữ hoàng của loài hoa (Queen of the flowers), hoa lan Angraecum sesquipedale là: Ngôi sao của thành Bê-lem (The star of Bethlehem), lan Brassavola nodosa: giai nhân trong bóng đêm.
Lan Brassavola nodosa
Việt nam, quê hương của chúng ta cũng là quê hương của khoảng trên 140 loại hoa lan chia ra chừng 1000 giống nguyên thủy. Những cây lan này sinh sản tại các vùng rừng, núi Cao bằng, Cha pa, Lào Kay, Huế, Hải Vân, Quy nhơn, Kontum, Pleiku, Ban mê thuột, Phan Rang, Đà lạt, Di linh v.v... Trong số lan của Việt Nam có rất nhiều cây hiếm quý và có những cây trước kia chỉ thấy mọc ở Việt nam như cây lan nữ hài Paphiopedilum delenati, cánh trắng môi hồng do một binh sĩ người Pháp đã tìm thấy ở miền thượng du Bắc Việt vào năm 1913 sau đó người ta cũng tìm thấy tại Trung Việt vào năm 1922 và rồi mãi cho đến năm 1990-1991 mới tìm lại được ở Khánh hòa.

Gần 50 năm tuyệt tích, cây lan này đã làm giầu cho một số nhà trồng tỉa người Âu, đã cấy giống, gieo hạt, và bán ra với một giá khá cao.

Joao de Loureiro, một nhà truyền giáo đã tìm thấy cây lan Giáng hương quế Aerides odorata tại một vùng gần Huế và sau khi đi khắp một vòng Đông Nam Á châu, ông đã viết một một cuốn sách về các loại lan Aerides vào năm 1790. Một cây lan loại này giá bán tại Luân Đôn vào năm 1855 là 89 đồng Anh kim khoảng 225 Mỹ kim và một cây Vanda, giáo sư Phạm Hoàng Hộ gọi là Huệ Đà, nhưng những nhà chơi lan ở trong nước lại phiên âm là Vân Đa giá bán vào năm 1885 là 180 Anh kim, khoảng 450 Mỹ kim.
Hoa lan Cattleya màu vàng
Hoa lan Cattleya màu vàng - Queen of the flowers
Rhynchostylis retusa

Nhiều cây lan Việt Nam, hoa thực là xinh đẹp, hương thơm ngào ngạt mà tên gọi lại thanh nhã, mỹ miều như: Bạch ngọc, Giáng xuân, Hạc đính, Long tu, Giã hạc, Kim điệp, Bạch phượng, Hoàng thảo, Ngọc điểm v.v... Trong văn học chẳng thiếu gì chuyện về lan như Hương cuội trong Vang bóng một thời của nhà văn Nguyễn Tuân và những chuyện tìm lan của nhà văn Nhất Linh.

Trước năm 1975 du khách lên Đà lạt, Lâm Đồng chỉ cần bỏ ra vài chục bạc là đã có những giò lan xinh đẹp. Tại khu chợ chim, chợ chó đường Hàm nghi thường được gọi là chợ Cũ cũng là nơi bầy bán những cụm lan rừng vào dịp cuối năm. Những buổi sáng mùa xuân, khách bộ hành khi đi qua con đường Duy Tân cây dài bóng mát, công viên Gia Long đầy rẫy những cây sao, tàn cao sừng sững, hoặc con đường Nguyễn bỉnh Khiêm cây xanh rợp bóng, thường thấy hương thơm như mùi trầm, mùi quế phảng phất đâu đây. Đó là huơng thơm của những chùm hoa Rhynchostylis gigantea trắng lấm tấm tím, đỏ mọc trên những hàng cây me, cây dầu, cây sao mà giới bình dân ở Saigon đã đặt cho một cái tên chẳng thanh tao chút nào: lan me, lan đuôi chồn mà quên hẳn cái tên đẹp đẽ và văn vẻ là Ngọc điểm đã có từ xưa.

Hiện nay trong nước có nhiều người sưu tầm và nghiên cứu về lan và cũng có những công ty trồng lan để bán và xuất cảng nhưng với số vốn hạn hẹp, kỹ thuật thô sơ nên không thể nào cạnh tranh nổi với các nước láng giềng đã có mặt trên thị trường quốc tế từ lâu. Ngoài ra do quy luật quốc tế bảo vệ các giống vật và cây hiếm quý do quy ước Convention on International Trade in Endangered Species of wild fauna and flora (CITIES) đã cấm mua bán một số đặc sản, cho nên hoa lan cuả Việt nam khó lòng được chính thức nhập cảng vào Hoa kỳ. Trong khi đó nhiều con buôn đã thuê người vào rừng thẳm, núi cao để kiếm lan bất kỳ lớn, nhỏ quý giá hay không đem bán cho các lái buôn Thái lan hoặc Đài loan với giá rẻ mạt: 2 Mỹ kim một kí lô. Những cụm lan rừng vẫn được bầy bán tại các hội hoa lan tại Santa Barbara hay South Coast Plaza có thể là xuất xứ tại Việt Nam.

Cymbidium ensifolium

Nói về hoa lan, phải nói tới người Trung hoa. Tiếng LAN, chúng ta đã vay mượn của họ. Người Tầu đã biết về lan vào khoảng 2500 về trước. Thời đại của đức Khổng tử 551-479 trước thiên chúa giáng sinh đã có câu "Dâng hương lan cho chúa". Năm dương lịch thứ 300 họ đã biết tới hoa lan đất Tử cán, Cymbidium ensifolium. Việt Nam cũng có thứ lan này, tên là Thanh ngọc, mọc từng bụi thấp nhỏ, lá dài chừng 40-50 phân, hoa xanh nhạt hoặc nâu nhạt, hương thơm ngát thường tìm thấy ở Lào kay, Hà nam, Kontum, Gia ray và Lâm đồng, giá bán tại Hoa kỳ độ 30-40$ một chậu nhỏ. Năm thứ 1000 người Trung hoa đã có sách nói về khoảng 1000 giống lan và chỉ dẫn cách trồng.

HOA LAN TẠI ÂU MỸ

Hoa lan, đa số thường mọc tại các vùng nhiệt đới và đã được các thuyền trưởng, các lái buôn, các nhà truyền giáo, các khách du lịch mang về, cho nên người Âu châu biết đến rất muộn. Năm 1510 họ mới biết đến lan qua những trái Vanilla dùng cho bánh kẹo. Cây lan đầu tiên mang về Anh quốc là cây Disa uniflora do thuyền trưởng John Ray lấy về từ mũi Hảo vọng - Cape of Good Hope. Nhưng thực ra Âu châu cũng có nhiều giống lan như Dactylorhiza tại Anh, Gymnadenia rất thơm và nhiều hoa tại Pháp và Đức v.v... Cũng nên nói thêm là chữ ORCHID do chữ ORCHIS của Hy lạp. Vào năm thứ 75 dương lịch, có lẽ Pedanius Dioscorides khi nhìn thấy một củ lan nào đó, đã tượng hình mà đặt tên cho cây lan với cái tên theo nghĩa của Hy Lạp chẳng thanh nhã chút nào: Testicule = Ngọc hành.

Hoa Kỳ cũng có những loại lan nữ hài xinh đẹp như Cypripedium acaule mọc tại miền White Mountains thuộc tiểu bang New Hampshire. California cũng có thứ lan nữ hài mang tên tiểu bang thường thấy mọc tại công viên quốc gia Yosemite.

Cypripedium californicum

Bắt đầu từ năm 1731 các nhà khoa học và thảo mộc gia Âu - Mỹ mới bắt đầu nghiên cứu về lan và tìm cách phân loại theo các tiêu chuẩn: điều kiện tăng trưởng, sự sinh sản, và hình dáng. John Lindley sinh tại Anh quốc vào năm 1799, ông đã đi nhiều nơi nghiên cưú về lan và để lại cho thế giới bộ sách có thể nói là một bộ lan kinh vô cùng quý báu, hiện nay giá 1200$. Ông mất đi vào năm 1865 và được tặng phong tước hiệu Father of Orchids = Người cha của hoa lan.

Hội trồng tỉa hoàng gia Anh quốc, Royal Horticulture Society (RHS) được thành lập vào năm 1889, nhưng mãi đến năm 1897 mới chính thức phát giải thưởng cho hoa lan. Cây lan đầu tiên được giải nhất, First Class Certificate (FCC) là cây Cattleya dormaniana xuất xứ từ Costa Rica.

Hội hoa lan Hoa Kỳ, American Orchid Society (AOS) thành lập vào năm 1921 với số khởi thủy là 100 hội viên. Hiện nay tổng số khoảng 30,000 người bao gồm 330 chi hội nội địa và 170 chi hội thuộc các quốc gia khác trên thế giới. Muốn gia nhập hội hoa lan Hoa Kỳ chỉ cần gửi 60 $ niên liễm về địa chỉ: American Orchid Society, 16700 AOS Lane, Delray Beach, Florida 33446- 4351. Hội sẽ gửi tới tân hội viên một cuốn sách sơ lược về lan và cách trồng một vài loại lan thông thường, môt cuốn ghi rõ điều lệ và nội quy của hội,tên nhũng nhân viên trong ban chấp hành, những hội viên danh dự, các giám khảo, địa chỉ và điện thoại của các chi hội, các vườn lan địa phương v.v... ngoài ra các hội viên hàng tháng còn nhận được tờ nguyệt san hoa lan Orchids ghi rõ những hoạt động của hội và những bài khảo cứu có giá trị.

ĐẶC ĐIỂM CỦA HOA LAN

Hoa lan sở dĩ được nhiều ưa chuộng là vì:

- Mầu sắc thắm tươi, đủ vẻ, từ trong như ngọc, trắng như ngà, êm mượt như nhung, mịn màng như phấn, tím sậm, đỏ nhạt, nâu, xanh, vàng, tía cho đến chấm phá, loang, sọc, vằn thẩy đều không thiếu.

- Hình dáng thực là khác trăm ngàn hình dạng khác nhau, dù rằng phần lớn chỉ là 5 cánh bao bọc chung quanh một cái môi = lip, nhưng mỗi thứ hoa lại có những dị biệt khác thường. Hoa lan có loại cánh tròn, có loại cánh dài nhọn hoắt,có loại cụp vào, có loại xoè ra có những đường chun xếp, vòng vèo, uốn éo, có loại có râu, có vòi quấn quýt, có những hoa giống như con bướm, con ong (Ophrys insectifera). Hoa lan có những bông nhỏ như đầu chiếc kim gút nhưng cũng có bụi lan Grammatophylum speciosum ở Phi luật thân cao gần 10 thước, dò hoa dài chừng 2 thước và nặng chừng một tấn. Lan này cũng mọc tại Việt nam nhưng chỉ cao độ 2-3 thước và mang cùng tên với cô ca sĩ nổi danh: Thanh Tuyền.

- Hương lan đủ loại: thơm ngát, dịu dàng, thoang thoảng, ngọt ngào, thanh cao, vương giả cho nên các bà,các cô đã phải trả một giá rất đắt cho bình nước hoa nhỏ síu. Tại Thái lan có một loại Vanda đươc giấu tên và được bảo vệ rất nghiêm ngặt, hương thơm dành riêng để cung cấp cho một nhà sản xuất nước hoa danh tiếng. Nếu hoa lan sớm nở, tối tàn thì dù cho có hương, sắc đến đâu cũng không thể nào được liệt vào loài hoa vương giả. Hoa lan nếu được giữ đúng nhiệt độ và ẩm độ có thể còn đươc nguyên hương, nguyên sắc từ 2 tuần lễ cho đến hai tháng, có những thứ lâu đến 4 tháng, có những thứ nở hoa liên tiếp quanh năm, nhưng cũng có loại chỉ 1-2 ngày đã tàn phai hương sắc.

Nhiều người thấy lan thường bám vào các cành cây, hốc đá nên nghĩ rằng lan là một loại tầm gửi (Parasite) nhưng thực ra lan không sống vào nhựa của cây. Lan chỉ bám vào đó mà sống, hấp thụ những tinh chất thiên nhiên do hoa, lá cây đã mục, phân chim và các tinh thể khác do nước mưa và gió vận chuyển tới.

Người ta thường gọi lầm tất cả các loại hoa lan là phong lan. Nhưng thực ra hoa lan mọc ở nhiều nơi và chia ra làm 4 loại sau đây:
Epiphytes Phong lan bám vào cành hay thân cây.
Terestrials Địa lan mọc dưới đất.
Lithophytes Thạch lan mọc ở các kẽ đá.
Saprophytes Hoại lan mọc trên lớp rêu hay gỗ mục

Lan mọc ở khắp năm châu, bốn biển, từ miền gió tuyết lạnh lùng cho đến vùng sa mạc nóng bỏng, khô cằn, từ miền núi cao, rừng thẳm cho đến các đồng cỏ của miền bình nguyên và ngay cả các vùng sình lầy đâu đâu cũng có lan. Đa số lan ưa mọc tại các rừng cây nhiệt đới nhất là tại giẫy núi Andes miền Nam Mỹ và giẫy Hy mã lạp sơn thuộc Á châu. Những nơi này, phần đông cao từ 3000 bộ đến 7000 bộ và nhiệt độ thay đổi từ 50 đến 90°F và mỗi tháng mưa ít nhất là 3-4 inches nước.

Lan thuộc vào một loài hoa đông đảo với khoảng chừng 750 loài và 30,000 giống nguyên thủy và chừng độ một triệu đã được lai giống nhân tạo hay thiên tạo, hoa lan (Orchidaceae) là một loài hoa đông đảo vào bậc thứ nhì sau hoa cúc (Asteraceae). Sở dĩ chúng tôi phải dùng chữ khoảng chừng vì hiện nay lan còn mọc ở nhiều nơi thâm sơn cùng cốc chưa ai biết đến. Riêng tại Việt Nam, trong những thập niên vưà qua người ta đã tìm thấy mấy cây chưa từng có trong danh mục hoa lan quốc tế. Đó là những cây Christensonia viêtnamica, Renanthera citrina, Paphiopedilum helenae, Paphiopedilum vietnamense và Paphiopedilum hiepii.

Cây lan Calanthe Dorminii là cây đầu tiên được ghép giống vào năm 1858, loại này tên Việt là Kiều lan hay nôm na gọi là lan bầu rượu. Hiện nay Viện cầu chứng quốc tế, thuộc Hội trồng tỉa hoàng gia Anh quốc (International Registration Authority for Orchid Hybrids) hàng tháng đã chứng nhận tên họ cũng như tác quyền thương mại cho khoảng chừng 300-400 thứ lan mới ghép giống trên toàn thế giớị.

TÊN CÂY LAN

Tên những cây lan gồm 4 phần:

1- Hàng chữ đầu tiên mang loài của cây lan thí dụ như Cattleya. Cymbidium Oncidium, Phalaenopsis, Paphiopedilum v.v...

2- Hàng chữ thứ hai chỉ tên cây lan. Tên cây lan nguyên giống được viết nghiêng bằng chữ thường thí dụ như Paphiopedilum hiepii. mang tên giáo sư Nguyễn Tiến Hiệp người đã tìm ra, hoặc mang tên nơi chốn khởi thủy đã tìm thấy như Paphiopedilum philippinense, tên một thứ lan nữ hài đã tìm thấy ở Phi luật tân. Tên này cũng dùng để chỉ mầu sắc như Masdevallia coccinea, coccinea có nghĩa là mầu đỏ, hoặc để chỉ hương thơm như Aerides odorata hay để chỉ trạng thái của hoa như Dendrobium pendula, tên Việt là Hoàng nhạn có chùm hoa dàì thõng xuống.

3- Nếu tên viết bằng chữ hoa như Paphiopedalum Olivia, chỉ cho ta biết là lan đã được ghép giống (do cây Paphiopedilum niveum ghép với lan Paphiopedilum tonsum, tên này đã được cầu chứng vào năm 1988.)

4- Thí dụ ông Phạm Hải Nam trồng cây lan này, hoa nở rất đẹp ông mang đi dự thi và được giải nhất, cây này sẽ mang thêm tên do ông Nam đặt cho và giải thưởng như sau: Paph. Olivia 'Hai Nam' FCC / AOS

Hội hoa lan Hoa Kỳ có những giải thưởng sau:
FCC First Class Certificate = hạng nhất
AM Award of Merit = hạng nhì
HCC Highly Commended Certificate = hạng ba
C.C.M Certificate of Cutural Merit = giải trồng tỉa
AOS American Orchid Society = Hội Hoa lan Hoa kỳ.

Ngày xưa muốn có hoa lan, người ta phải lăn lội vào rừng thẳm, núi cao để tìm kiếm. Nhưng bắt đầu từ năm 1898 người ta đã thành công trong việc gieo hạt và thương mại phát triển mạnh từ năm 1908. Thông thường các giống hoa khác đều có hoa đực và hoa cái riêng biệt nhưng hoa lan lại có cả nhị đực và cái trong một bông hoa, ngoại trừ một vài giống như Catasetum v.v... Mới đầu còn nhờ đến côn trùng trong việc thụ phấn nhưng sau đó người ta đã làm được việc này trong vòng 1 phút và ai cũng có thể làm được, ngoại trừ một vài giống khá khó khăn. Một quả lan trung bình có chừng một triệu hạt nhỏ và có thể lấy hạt trong những thời hạn khác nhau tùy theo giống lan. Nhưng khi gieo hạt cho cây ra mầm là một việc khá nhiêu khê nào là khử trùng, khử nấm và những dung dịch cho lan nẩy mầm. Vào năm 1960, giáo sư Georges Morel người Pháp đã phát minh ra phương pháp Meristem, tức là cắt mầm hay rễ lan thành từng mảnh nhỏ rồi cho vào trong một dung dịch đặc biệt, để trên máy vừa quay,vừa lắc. Vài tuần sau, mảnh lan này sẽ trở thành một khối như tơ sợi, đem chia ra và trồng sẽ thành những cây lan nhỏ. Mới đầu giáo sư Morel thí nghiệm với khoai tây và hoa thược dược rồi mới tới lan Cymbidium. Sau đó các khoa học gia Âu Mỹ đem ứng dụng cho các loại lan khác. Nhà trồng lan Vacherot - Lecouffle tại Pháp là nơi đầu tiên bán ra những loại lan cấy theo phương pháp này vào năm 1964. Nhờ phương pháp Meristem nên nhiều giống lan hiếm quý không bị tuyệt chủng, nhưng cũng vì đó mà giá lan hạ hẳn xuống.

Nhờ phương tiện dồi dào, sách vở đầy rẫy, trình độ học vấn, kỹ thuật cao xa cho nên ngày nay nhiều nhà chơi lan tài tử cũng có thể cấy lan theo hai cách kể trên. Lan trồng bằng hạt, khi ra hoa mỗi cây có đôi chút khác nhau, nhưng cây lan do cấy mô tạo thành tất cả đều giống như cây mẹ. Việc trồng lan bây giờ đã biến thành một thứ kỹ nghệ với số vốn đầu tư lên tới vàì chục triệu đồng. Địa phương nào cũng có những vườn lan, lớn có thể từ 5-10 chiếc nhà kính đến 30-40 mẫu tây, nhỏ từ hàng hiên cho đến vườn cây có che nắng.

Lan, giá không quá đắt, trung bình 10-30$ một chậu, trồng lan không quá mất nhiều thì giờ, cần 10-15 phút một tuần cho 15-20 chậu. Lan không quá khó trồng và cũng không cần phải có hoa tay green thumbs như nhiều người đã nghĩ, chỉ cần sự quyết tâm và chú trọng tới những điểm trong các bài chỉ dẫn sau đây là đủ.
Placentia 4-1995
BÙI XUÂN ĐÁNG

Tuesday, March 25, 2014

Trang trí phòng khách của bạn bằng lan hồ điệp

Posted By: hoaduy - 1:20 AM
Hoa Lan nói chung, lan hồ điệp nói riêng vốn mang vẻ đẹp sang trọng, quí phái, là biểu tượng của sự sung túc và thịnh vượng. Với đủ loại màu sắc và kiểu dáng, lan hồ điệp hứa hẹn là một trong những lựa chọn hàng đầu















Nguồn: sưu tầm Internet

Giảm lượng nước tưới cho lan hồ điệp vào mùa thu

Posted By: hoaduy - 1:02 AM
Hỏi. Tôi đọc trên một số diễn đàn mạng nói rằng nên giảm lượng nước tưới vào mùa thu cho lan hồ điệp để tránh các hiện tượng thối rễ lan hồ điệp. Cụ thể tưới nước một lần một tuần vào mùa thu cho hồ điệp. Cây hồ điệp của tôi đang phát triển bên trong trong chậu đất sét.


Trả lời. Nếu bạn có thói quen tưới nước cho lan hồ điệp vào mùa hè với tần suất tưới nước hai lần một tuần, Thì bạn nên bắt đầu tăng thời gian giữa các lần tưới nước dần dần. Đầu tiền, bạn sẽ tưới một lần một tuần. Sau đó, cách tăng lên 10 ngày tưới 1 lần, sau đó là 11 ngày tưới 1 lần, vv... Thay vì bạn tăng đột ngột thời gian tưới từ 1 tuần/1 lần tưới lên  2 tuần/1 lần tưới, hãy thay đổi việc tưới nước 1 cách từ từ để cây lan của bạn có thể thích nghi.
Chậu lan hồ điệp tuyệt đẹp - Nguồn ảnh: bloom-japan.net

Nguồn: sưu tầm Internet

Sunday, March 23, 2014

10 lý do khiến lan cháy đầu rễ và chậm ra rễ

Posted By: hoaduy - 8:48 PM
Vấn đề chậm ra rễ của lan hay đen đầu rễ
Lý do : cây lan bị đen đầu rễ khi bám xuống giá thể hay không chịu ra rễ có thể do các nguyên nhân sau:

1) Giá thể xử lý chưa đúng cách nhất là trồng than khả năng còn độ mặn trong than ,khắc phục trồng lại hoặc tưới xả nhiều lần ,kích thích lại bằng B1 cho ra rễ
2) Tưới phân hoặc thuốc nấm hoặc diệt vi khuẩn sớm quá trong khi đầu rễ còn non tơ nên thun lại không mọc tiếp,xử lý chỉ còn có cách tưới lại bằng nước không tưới phân hoặc thuốc cho đến khi ra rễ mới
3) Do tưới nước vào trưa nắng gây sốc nhiệt độ nên hư đầu rể xanh
4) Giá thể trồng quá lâu hư mục không thay mới (thường trên hai năm)cũng có thể gây tình trang này do quá acid hoặc quá kiềm
5) Do di chuyển thay đổi khí hậu,tiểu khí hậu có thể làm cây không ra rễ mới ,có khi đến 6 tháng vẫn không ra rễ mới ,nhưng cây vẫn mạnh khoẻ.tuy nhiên vào mùa thích hợp sẽ ra rễ và giả hành to khoẻ
6) Hay di chuyễn dời đổi chổ cây lan thường xuyên cũng làm chậm ra rễ
-cattleya thiếu nắng sáng cũng làm chậm ra rễ mới
7) Cây mang mầm bệnh hay cây quá yếu nhất là cây đã có ra rễ rồi bị thui chột đi
8) Những cây cattleya tách chiết quá nhiều lần cuũng khó lòng ra rễ mới ở những giả hành cũ ,có khi phải chờ giả hành con mọc rồi mới bung rễ sau ...
9) cố định cây lan chưa vững ,đong đưa khó ra rễ
10) chậu có bị quá nóng vào buổi trưa hay chiều không ,nóng quá cũng làm thun rễ khi bám vào

Nguồn: culanluasg 

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cháy đầu rễ phong lan:Rễ phong lan bị "lậm phân" thì hiện tượng khô đen đầu rễ nhưng toàn bộ cọng rễ đó không khô thối, cắt ngang cọng rễ vẫn thấy khúc trong còn xanh tươi. Đó là vì phun tưới phân đậm đặc mà không tưới nhấp nước trước đó 10-15 phút, hoặc tưới phân đậm mà gặp khí hậu khô nóng (phân bón bị acid hoá) làm đầu rễ non của phong lan bị cháy nắng. Khi rễ phong lan bị nhiễm nấm sẽ khô thúi đen ( thối khô hay thối nhũn) toàn bộ cọng rễ, nếu không trị đúng thuốc sẽ dẫn đến thối nhũn căn hành còn phal sẽ thối thân rồi thối lá, rụng lá tươi.

Cách xử lý:
Lạm phân thì ngưng phân 1 thời gian cho cây ổn định, sau đó cho ăn trở lại khi rễ bắt đầu bò ra tìm thức ăn. Giảm nồng độ phân xuống 1/2 đến 1/4 liều cũ để tránh lạm phân. Hoặc chịu khó tưới đẫm trước khi bón phân 1 ngày, sau khi bón phân thì hôm sau xả nước nhiều vào để rửa trôi phân dư.

Mẹo cứu lan hồ điệp bị thối rễ
Cây lan hồ điệp bị nhiễm khuẩn do trầy sướt. cách điều trị là cắt hết phần thối đi. ngâm vào thuốc trị nấm khoàng 2 giờ. mang ra treo ngược cây chỗ mát. 3 ngày đầu không tưới. tiếp theo tưới phun sương giữ ẩm ngày 2 lần dùng phân bón lá loại rong biển tưới nhẹ vào. khoảng 15 ngày thì mang trồng lại bình thường.


Giới thiệu lan hoàng Thảo Ngọc Thạch

Posted By: hoaduy - 7:43 PM
Hoàng Thảo Ngọc Thạch (Dendrobium crystallinum Rchb.f.) Tên tiếng Việt: Ngọc vạn pha lê; Hoàng thảo ngọc thạch; Hoàng thảo hoa sen; Phi điệp đơn; Thạch hộc kim. Cây phân bố ở Quảng Trị và Tây Nguyên (Daklak, Gia Lai, Kontum, Lâm Đồng)... Ở Việt Nam, Hoàng Thảo Ngọc Thạch thường có 2 dạng: Ngọc Thạch 3 màu trắng, vàng, tím (Dendrobium crystallinum) và Ngọc Thạch 2 màu trắng vàng (Dendrobium crystallinum var. alba).

Mô tả Hoàng Thảo Ngọc Thạch (Dendrobium crystallinum Rchb.f.)
Hoàng Thảo Ngọc Thạch cao khoảng 30 - 50cm, cụm hoa gồm 2 – 3 chiếc mọc ở các đốt.
Mùa nở hoa: mùa xuân, hè. Hoa to, đường kính khoảng 5cm. Hoa khá bền, tàn sau 15 -20 ngày.

Dấu hiệu nở hoa: 
Hoàng Thảo Ngọc Thạch có tập tính rụng lá trước khi ra hoa. Lúc này, bụi lan gần như trơ trụi, không còn lá, giả hành có màu vàng rơm tươi. Khi nụ hoa mọc ra từ các đốt, đồng thời các mắt ngủ ở gốc cũng mọc lên những giả hành mới. Do đó khi hoa nở thì cây đã xanh lá, những giả hành mang hoa cũng không còn màu vàng rơm tươi mà chuyển dần sang sắc xanh bạc.
Nụ hoa hoàng thảo ngọc thạch
Gieo hạt hoàng thảo ngọc thạch:
Gieo hạt vào đầu tháng Giêng, và hoàng thảo ngọc thạch đã nảy mầm sau 21 ngày ở nhiệt độ 26 độ C. Lượng ánh sáng cần thiết cho hoàng thảo ngọc thạch nảy mầm: 16 giờ sáng/ngày.


Dendrobium crystallinum nảy mầm
Khoảng một tháng sau
Ba tháng sau...




Cây Hoàng Thảo Ngọc Thạch của anh HoangLong






Nguồn: sưu tầm Internet

Copyright © 2013 chuyên bán hoa™ is a registered trademark.

Designed by Templateism. Hosted on Blogger Platform.

// //]]>