Theo kinh nghiệm dân gian, muốn cho lan rừng sinh trưởng tốt thì môi trường thuận lợi nhất là cho lan bám vào cây tươi nơi thoáng gió, ít ánh sáng chói. Vì vậy khi lan đưa vào trồng trong chậu, cần chăm sóc từ từ cho cây quen dần, không bón thúc phân bón hóa học quá sớm. Lúc lấy lan rừng, cần bóc cả vỏ gỗ mục của thân cây mà lan đang bám, bó lại để nơi thoáng mát, ngày tưới vài ba lần bằng cách phun sương đều cả lá thân rễ.
Lan rừng |
Chăm sóc cho lan rừng 1 tháng rồi chiết thành nhánh trồng vào giò. Chú ý khi lót giò bằng mùn cưa hay xơ dừa đều không được nén chặt. Tránh để ánh nắng gay gắt, thỉnh thoảng đưa lan ra ngoài trời đêm. Lan không cần bón nhiều phân hóa học, chỉ cần đủ nước, ánh sáng và không gian phù hợp là cây phát triển tốt.
Khi muốn lan ra hoa bất thường, vào dịp tết chẳng hạn, thì bón thúc loại phân bón lá dành riêng cho lan. Tuy nhiên ta không nên lạm dụng việc này, vì sau mỗi đợt ra hoa "trái mùa" như vậy cây sẽ yếu sức. Trong quá trình chăm sóc, tốt nhất là cách hai tháng (có lẽ là nên 4 đến 6 tháng - BT(*)) lại thay lót giò 1 lần bằng xơ dừa hay mạt cưa. Hoa tàn thì cắt ngay cuống lá để tập trung dinh dưỡng nuôi cây lại sức. Tưới nước nhẹ đều đặn ngày vài ba lần là cây sống khỏe không cần bón phân.
► Chăm sóc lan rừng thế nào:
Lan là loài hoa khó tính, ưa ẩm và bóng râm, nhưng nếu thiếu ánh sáng cũng giảm năng suất và phẩm chất. Cây không chịu ánh nắng trực tiếp, nhất là nắng quái chiều sẽ gây lụi tàn nhanh chóng, mặc dù vẫn được cung cấp đầy đủ nước và khoáng hòa tan.
► Phòng ngừa tác hại của nắng hạn đối với lan rừng, ta cần chủ động tiến hành một số biện pháp sau:
a) Đối với phong lan: Không để cho nắng trời trực tiếp chiếu vào giỏ, bụi lan và toàn bộ giá thể (lồng lan), đặc biệt “kỵ” với nắng quái chiều và gió Tây (gió Lào). Nếu trồng đại trà thì phải làm giàn che bằng lưới nilon có lỗ để lan vẫn quanh hợp được. Chú ý phun tưới (tốt nhất là phun sương mù nhân tạo) cho toàn bộ cây và giá thể 2 lần trong ngày, đó là vào các thời điểm trước bình minh và sau hoàng hôn. Lượng nước vừa đủ để làm mát cây, ướt rễ và dự trữ. Nếu tưới mạnh bằng vòi trực tiếp sẽ làm thất thoát chất khoáng nuôi cây.
b) Đối với địa lan: Chăm sóc như đối với phong lan, cần chú ý đảm bảo đất nền tơi xốp, nhiều mầu ở thể hữu cơ đang hoai mục là tốt nhất. Nên bổ sung từ 10-20% (theo khối lượng tổng thể) vụn gỗ mục cả vỏ; 10-20% các mẫu than gỗ nhỏ, luôn giữ ẩm (nhưng không ướt sũng) để nhử rễ ăn ra mà ta quen gọi là hồ rễ. Tránh gió khô, gió lùa qua phần nổi của cây. Làm mát đất bằng phun tưới nước loang theo bóng tán. Cần loại bỏ ngay những lá già (đã úa vàng) để ngăn chặn sâu bệnh.
Không nên dùng NPK (loại dùng cho cây hoa màu, cây lương thực) để bón cho lan. Để cây tươi lâu đẹp bền, hoa sai và thắm màu, hương đậm, có thể thúc cho lan (phun tưới toàn bộ giá thể) nước gạo mới vo, nước ngâm tro hoai và rắc xỉ than để tạo nguồn phân vi lượng tổng hợp. Nếu có điều kiện lấy bông (hoặc vải bông cotton) nhúng vào dung dịch Glicerin 10- 15% cuốn vào cổ rễ để giữ ẩm./.
Nguồn: Lê Hữu Thuận - Trưởng phòng Tư liệu thực hiện - kcmdanang
0 comments:
Post a Comment