Like on Facebook

Monday, December 2, 2013

Vì sao phong lan bị chết mầm và hư rễ?

Posted By: hoaduy - 10:11 PM

Share

& Comment

Một số người trồng lan thắc mắc:
-Vì sao các mầm lan đang lên tốt, đột nhiên thối đen?
-Vì sao chậu lan đang tươi tốt, ra hoa, sau đó nhanh chống chết cả cụm rễ, thối gốc?
Có nhiều nguyên nhân gây chết mầm, hư rễ thối gốc. Qua việc xem xét vài vườn lan có hiện tượng trên, tôi thấy có vài nguyên nhân cơ bản.

Đa số phong lan là loài tự dưỡng. Nhiều loài có cơ chế hô hấp từ lá, thân và rễ. Vì vậy, các bộ phận cây phải luôn luôn được thoáng, kể cả bộ rễ, cần tiếp xúc với oxy và một mức độ ánh sáng. Nếu bộ rễ thường xuyên bi ẩn nén trong chất trồng đặc kín thì có thể dẫn đến các trình trạng sau đây:
-Không được tiếp xúc với oxy, làm hạn chế các biến dưỡng ở bộ rễ, dẫn đến giảm thế năng hút nước, các chất dinh dưỡng và khoáng;
-Lớp nước liên tục ứ đọng trong chất trồng, cùng với lớp mùn rã, phân bón lên men, làm cho pH giảm (độ chua tăng cao). Bản thân bộ rễ bị giảm liên tục trong môi trường kỵ khí cũng sinh men, càng thêm tác động gây hại.
Do rễ không hấp thu được oxy, hạn chế việc hút các chất dinh dưỡng và khoáng, nên không tạo đủ năng lượng, làm giảm hoặc mất chức năng biến dưỡng, độ axit của tế bào chất tăng lên, làm chết tế bào, đặc biệt nhanh là các tế bào rễ và mầm cây.
Nguyên nhân đi cùng là việc bón phân không đúng cách. Cùng với chất trồng dày đặc, việc bón quá nhiều phân, phân không sạch cũng góp phần làm chết rễ và mầm cây.
Trong một số sách hướng dẫn trồng lan, có nói đến việc dùng nước xả rửa cây lan sau vài tiếng đồng hồ tưới phân. Đây là việc nên làm nhất là với một số loại phân NPK + chất khoáng. Loại phân này lúc mới các chất dễ hòa tan,đễ quá lâu có thể có vài chất hóa cặn. Nếu tưới phân có cặn mà không rửa, khi nước trong dung dịch phân bay hơi, để lại lớp cặn phủ kín khí khổng và lớp cutin trên lá, các kẽ hỡ của mầm non, làm cây giảm hoặc suy yếu, mầm dễ chết.
Nước tiểu, phân động vật, xác bã động vật ngâm ủ đúng cách (kỵ khí – vô trùng) là loại phân cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cây lan. Nó cũng dễ gây hại nếu ngâm, ủ không đúng cách; lọc, khử trùng không kỷ. Nhưng dù có hoai sạch thì nó cũng là loại phân dễ tạo nên môi trường thuận lợi cho các loài vi sinh vật có hại, dễ gây nhiều loại bệnh cho cây. Loại phân này xử lý không kỹ, khi vào trong chất trồng dày đặc, cùng với việc tạo nên lớp cặn bao kín bộ rễ, nó còn góp phần tăng nhanh độ chua.
Chất trồng có độ chua cao liên quan đến sự hòa tan của CO2. Khi CO2 thừa trong dung dịch, nó ảnh hưởng đến sự hút các Cation Mg + +, Ca + +, Fe++… Ngược lại, các nguyên tố Al, Mn… có chứa trong chất trồng lại bị hấp thu nhiều, gây độc hại cho cây.
Dùng các loại phân nói trên, sau khi tưới vài tiếng đồng hồ, phải rửa cho trôi sạch, nhưng với chất trồng dày đặc thì việc rửa phân là rất khó.
Để ngăn ngừa sự thối rễ, hư mầm, cùng với việc tưới nước đúng cách, dùng phân hợp lý, tạo độ ẩm, ánh sáng và nhiệt độ thích hợp … trước hết, chất trồng phải sạch, thoáng. Tránh để bộ rễ vùi kín trong môi trường thiếu oxy và ngâm nước quá lâu; tránh để các  loại cặn, rêu bao kín rễ.
Trên đây chỉ là một phần trong số nhiều nguyên nhân gây hư rễ, chết mầm, thối gốc… Chỉ cần một tổn thương nhỏ ở rễ, mầm cây, thân, lá vào đúng lúc môi trường bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, thì rất dễ trở thành bệnh cho cả cây lan. Không thể coi thường các động vật như kiến, gián, chuột…, ngoài việc gặm tổn thương rễ và mầm lan, chúng còn là tác nhân vận chuyển vi sinh vật gây bệnh. Động vật lớn như rắn mối, cắc kè tuy bắt sâu bọ, nhưng chúng chạy nhảy có thể làm tổn thương cây lan. Có trường hợp chất thải đặc của rắn mối làm hư rễ và mầm lan. {
                                                                      
Nguồn bài: Minh Vũ

About hoaduy

Techism is an online Publication that complies Bizarre, Odd, Strange, Out of box facts about the stuff going around in the world which you may find hard to believe and understand. The Main Purpose of this site is to bring reality with a taste of entertainment

0 comments:

Post a Comment

Copyright © 2013 chuyên bán hoa™ is a registered trademark.

Designed by Templateism. Hosted on Blogger Platform.