Trồng Vanda lá dẹp có 2 cách:
- Lồng chậu con vào chậu lớn, chỉnh cho đỉnh ngọn lệch khỏi trung tâm của dây treo để về sau khi cây lớn lên không đụng phải dây treo. Có thể thêm than hay không là tùy theo điều kiện môi trường của vườn.
- Lồng chậu con vào chậu lớn, chỉnh cho đỉnh ngọn lệch khỏi trung tâm của dây treo để về sau khi cây lớn lên không đụng phải dây treo. Có thể thêm than hay không là tùy theo điều kiện môi trường của vườn.
Vanda coerulea
- Gỡ cây lan ra khỏi chậu cũ rồi trồng sang chậu mới. Để tránh cho rễ khỏi bị đứt, phải ngâm chậu cây trong nước 5-10 phút, sau đó gỡ ra cho vào chậu mới. Nếu trồng theo kiểu này thì không nên để gốc lan chôn quá sâu trong chậu, cây sẽ chậm lớn. Nên trồng cách đáy chậu khoảng 5 cm. Dùng than lớn lót đáy chậu và đỡ cho cây đứng thẳng hoặc dùng dây buộc cho ngọn cây đứng thẳng.
Vanda denisoniana
Cả hai phương pháp đều có ưu và khuyết điểm: Cách 1 thì cây tiếp tục phát triển ngay vì không bị đứt rễ, nhưng khi chậu lớn thì chậu con ở trong quá ẩm, là nơi tụ tập vi khuẩn gây hại cho cây. Vì vậy trước khi cho vào chậu mới, người ta phải lấy hết chất trồng ở chậu cũ ra. Theo cách thứ 2 thì cây chậm phát triển một thời gian vì bị đứt rễ nhưng khi cây lớn thì không bị quá ẩm ở gốc.
Vanda brunnea
Thường với lan lá dẹp, người ta trồng vào chậu gỗ ( giỏ gỗ) thì đẹp hơn là trồng vào chậu đất. Nhưng chậu đất hay chậu gỗ thì sự phát triển của cây lan không khác nhau. Kích thước của chậu cốt sao cho có thẩm mỹ, cân đối với hình dạng của cây lan sau này.- Đến thời kỳ chuẩn bị ra hoa, đem lan ra treo ở giàn có ánh sáng khoảng 60 – 70%.
Theo Kỹ thuật nuôi trồng hoa lan
0 comments:
Post a Comment