Câu hỏi: Em cũng là một tên nghiện đai châu đó, trước em cũng từng có một cột tai châu tuyệt cú mèo, nhưng năm ngoái do đi công tác nhiều, em không chăm được nên bị nấm toi mất rùi, cột đó em trồng được 4 năm. hỏi anh luôn trong trường hợp gặp lại thằng nấm này: nó có vỏ mầu nâu như vỏ của hạt vừng, nhỏ như đầu que tăm và có chất trắng ở bên trong, em dùng thuốc chống nấm đủ kiểu mà không ăn thua, nó cứ làm lá vàng dần, nó phát triển cực nhanh như kiểu nhân đôi vậy, anh có cách nào chữa không.
Rhynchostylis gigantea (White with red spots) |
Trả lời:
- Minh có cây cát cũ cũng bị bệnh này. Mình hay chữa thủ công bằng cách lấy móng tay cạo hết những con rệp này ra khỏi lá và gốc cây. Lau lại lá bằng nước sạch có thể pha chút cồn thấy cây không còn bệnh.
- Minh có cây cát cũ cũng bị bệnh này. Mình hay chữa thủ công bằng cách lấy móng tay cạo hết những con rệp này ra khỏi lá và gốc cây. Lau lại lá bằng nước sạch có thể pha chút cồn thấy cây không còn bệnh.
- NAM thân mến có lẽ bao giờ chú nên chức”sát thủ bày đàn” thì mới không bị nhầm giữa nấm và rệp, anh cũng từng bị mấy ngọn như vậy chúng bám dày đặc vào mặt lá hút hết nhựa làm lá khô lại vàng dần rồi chết, đặc trị công hiệu nhất hiện nay là thuốc trừ muỗi loại chuyên dùng phun tường và ngâm màn (không phải loại xịt … xịt đâu nhé) em pha theo đúng tỷ lệ ghi trên nhãn mác phun tất cả giò lan đang bị bệnh và những giò xung quanh (vì bọn này theo gió lây lan rất nhanh) -1 tuần 1 lần, liên tục trong 3 tuần, sau đó khoảng 2 tuần nếu em không phải nhận nhiệm vụ đi “sát thủ” ai thì lấy móng tay cạo nhè nhẹ cho nó rơi hết ra đỡ làm xấu lá, còn nếu bận phấn đấu “lên chức” thì cứ để vậy không sao, sau này tưới nhiều nó cũng trôi đi hết.
LƯU Ý: Cách trên áp dụng với cả Cattleya, Dendrobium và các loại địa lan …
- Kinh nghiệm của các bác ở vùng này không chắc thành công ở vùng khác, ở thời điểm khí hậu khác, các nhà nông học cũng không là ngoại lệ … đúng hôm nay nhưng có thể sai về sau vì vậy mới liên tục có phát minh, cải tiến … chưa kể không phải tất cả những điều viết thành sách và rao giảng trên giảng đường đại học là chân lý.
- Đây là nguyên nhân có những người mà ta phải gọi là nghệ nhân khi phần lớn trong số họ chưa một lần bước chân vào giảng đường đại học.
- Bạn Hongphi mặc dù là người mới chơi nhưng có cách dùng kem đánh răng đã thành công theo em là một phương pháp hay cần được áp dụng rộng rãi vì có khả năng trong kem đánh răng có hàm lượng Clo cao hoặc chất sát trùng tốt …
- Phương pháp dùng ridomin khô của bạn Tuấn Anh Gia Lâm đang áp dụng cũng thành công bước đầu và bản thân em và raika cũng đang theo cách này … tất cả là mắt thấy, tai nghe …
- Tất cả các cách thành công hiện nay là đều dùng cách chữa trị khô, không pha nước để tưới, bởi vì như em đã nói năm ngoái bác Nghĩa đã thất bại thảm hại vì dùng cách pha với nước … chắc nhiều bác nghĩ rằng em cố chấp, thích nổi tiếng nên dẫn chứng bài học đau xót của bác Nghĩa ra để bảo vệ quan điểm của mình, muốn mọi người theo em … xin thưa là: Tất cả điều đó là vớ vẩn, sở dĩ nhiều người theo em bởi vì họ thấy em làm như vậy, thậm chí họ còn e ngại chỉ dám làm với 1-2 cây còn em chơi luôn một lúc 5-10 cây … cùng thành công hay thất bại với họ…
- Đến đây chúng ta lại bàn về vấn đề tại sao các bác áp dụng thành công còn bọn em lại không thể trong thời điểm hiện tại, vấn đề này lại rất đơn giản với những người chơi lâu năm còn một số bạn mới chơi như raika cũng từng hỏi em một vấn đề liên quan đến chuyện này nhưng em chưa trả lời mà sẽ nói rõ nguyên nhân tại đây để các bạn khác cùng tham khảo.
- Raika hỏi tại sao Cat của anh lại không bị mặc dù chúng chịu nước kém hơn đai châu
- Câu trả lời là Cat, hoàng thảo … và một số loại thân mọc trùm khác chúng chứa nước chủ yếu ở giả hành chứ không phải ở lá, nên chúng có thể bị cháy đen lá với những chấm đen và hay thối rễ và giả hành khi bị thừa nước … ít khi bị chấm vàng ở lá (mà có nước ở trong) … không phải trường hợp bị cháy lá do bác Nhât Anh dẫn chứng vì bị như vậy ít khi có nước đọng ở trong.
- Ngược lại đai châu cũng như một số loài đơn thân khác lá lại chứa nước nhiều hơn thân lên gặp thời tiết rét đậm, nhiệt độ xuống thấp lượng nước trong lá bị cô đọng lại (các bác không tin có thể để chai dầu nhớt ra ngoài trời sẽ rõ) hầu như không thể trao đổi chất được cộng thêm quang hợp kém trong những ngày mưa phùn giá rét nên dẫn đến tình trạng trên.
- Các bác ở nơi khác có nhiệt độ cao khi tưới thuốc bằng nước thì chỉ 1-2h sau lá đã khô và chỉ còn thuốc đọng lại trên lá nên công dụng rất cao,ngược lại ngoài Hà nội và các tỉnh phía bắc lá không hấp thụ được nước,quang hợp kém dẫn đến tình trạng ngược lại vi khuẩn theo đường nước tưới lây lan ra nhanh hơn(Không khác dùng phân là mấy)-Đây là nguyên nhân vườn Bác Nghĩa năm ngoái càng tưới càng bị,sau khi dừng thì khỏi.
Mình có một thắc mắc mà suy nghĩ hoài chưa biết giải thích thế nào cho đúng:
Cũng là cây Ngọc điểm đưa từ rừng về trồng. Trong cùng điều kiện ẩm và đọng nước kéo dài như thế (mà trong rừng thì độ ẩm chắc chắn khủng khiếp hơn môi trường của chúng ta trồng lan nhiều). Thế tại sao Ngọc điểm trong rừng không bị mà trồng ngoài môi trường của mình tạo ra lại bị thối nhũn? Vì nếu cùng điều kiện sinh bệnh thì tất cả sẽ cùng bị bệnh. Cây trong rừng chết sạch thì lấy đâu mình chơi các bác nhỉ? Chậc, nghĩ chưa ra!
Không phải cây trong rừng không bị và cũng không phải tất cả đều bị đâu bác Nhật Anh, trong vườn của em để cùng một chỗ mà có ngọn bị, ngọn không thậm chí cạnh nhau kể cả rừng lẫn công nghiệp … em cũng thắc mắc và chưa hiểu hết như bác nên chỉ tạm đưa ra vài nguyên nhân sau đây thôi …
- Khi một số ngọn bị rồi em phát hiện sớm và phòng trừ nên chúng chưa kịp lây lan ra.
- Cũng như người bệnh mà em nói ở trên tùy từng cây mà bản năng sinh tồn của chúng cao hay thấp, chất kháng thể trong cây nhiều hay ít.
- Ngay ở trong rừng có thể tỷ lệ ít nhiều tùy từng vùng nhưng em không tin là không có cây bị như vậy, ý của bác hỏi là tại sao khi lấy ở rừng về không thấy ngọn nào bị đốm vàng sẵn như vậy và đã lây lan thì có thể lây hết cả cánh rừng.
- Theo em hiểu thì lấy ví dụ ở nước ta một số vùng phía Nam có ngọc điểm phát triển mạnh chưa khi nào có cả mưa,rét và sương….kết hợp cùng một lúc như vừa qua ở Hà nội và thỉnh thoảng cũng bị 1-2 ngày trong năm.
- Ở Tây bắc và Lào khi mùa đông đến lại thường ít mưa nên ngay cả u-lồi cũng phát triển tốt không cứ ngọc điểm.
- Tại rừng Trường sơn thì chắc bác Lém trả lời là chính xác nhất nhưng theo em đoán cũng khó kết hợp cả 3 yếu tố trên.
*
Có việc đau đầu nhờ anh Như giúp đây, em có mua một mớ lan Ngọc điểm rừng bán ngoài đường về trồng, cây ra rễ bình thường nhưng sau một thời gian trồng có vài cây bị vàng lá, vàng từ lá gốc lên dần dần, cuối cùng còn mỗi cái thân rồi die, mặc dù trước đó lá xanh, căng cứng, không có dấu hiệu bệnh gì hết. Em không dùng phân vô cơ, 1 tuần tưới 1 lần phân hữu cơ, trồng trên khúc gỗ, sân thượng khí hậu khá nóng, gió thông thóang, sáng từ 8-12g 1 lớp lứoi che khỏang 80% nắng , từ 12g đến chiều là 2 lớp lưới che, khỏang 30% nắng. Nước tưới ngày 2 lần, trong khi các cây Ngọc điểm treo kế bên vẫn không sao. Anh Như và các cao thủ về ngọc điểm chỉ giúp em nhé.Cám ơn rất nhiều.
Có việc đau đầu nhờ anh Như giúp đây, em có mua một mớ lan Ngọc điểm rừng bán ngoài đường về trồng, cây ra rễ bình thường nhưng sau một thời gian trồng có vài cây bị vàng lá, vàng từ lá gốc lên dần dần, cuối cùng còn mỗi cái thân rồi die, mặc dù trước đó lá xanh, căng cứng, không có dấu hiệu bệnh gì hết. Em không dùng phân vô cơ, 1 tuần tưới 1 lần phân hữu cơ, trồng trên khúc gỗ, sân thượng khí hậu khá nóng, gió thông thóang, sáng từ 8-12g 1 lớp lứoi che khỏang 80% nắng , từ 12g đến chiều là 2 lớp lưới che, khỏang 30% nắng. Nước tưới ngày 2 lần, trong khi các cây Ngọc điểm treo kế bên vẫn không sao. Anh Như và các cao thủ về ngọc điểm chỉ giúp em nhé.Cám ơn rất nhiều.
Vàng lá cũng có 2 kiểu vàng bạn chưa nói rõ, đó là vàng do khô lá dần dần hay là vàng do bị thối … nguyên tắc ngọc điểm mùa này chỉ tưới B1, rễ ra tầm 2cm mới tưới hữu cơ một tháng chỉ 1-2 lần, nếu là 5-1-1 chỉ dùng 50-60% liều hướng dẫn, nếu là nước ốc ngâm đặc thì pha một chén với 20 lít tường đương 1cc 1 lít (cái này phải tự điều chỉnh), phân hữu cơ mà bạn dùng như vậy với cây như vậy là quá nhiều, lá mới chưa lên được, lá cũ ở rừng không thể hấp thụ hết lượng phân hữu cơ như vậy.
- Còn một nguyên nhân nữa là dùng phân hữu cơ rất nhiều rệp sáp, không biết bạn có để ý không, chính rệp sáp bám trên lá cây chích hút nhựa của lá cũng là nguyên nhân làm cho lá vàng rất nhanh.
- Một nguyên nhân nữa là cây lúc mua về trong năm không cắt hết hoa khi cây chưa có rễ nên xuống sức rất nhanh.
- Nguyên nhân cuối cùng và theo tôi đoán là dễ xảy ra nhất, là không đủ độ ẩm, nếu trồng trên sân thượng với cây như vậy phải để thật thấp dưới đó tạo môi trường có độ ẩm cao như chậu nước hoặc chậu cây có đất luýc nào cũng ướt (có nhiều nước) … nếu không tạo được vùng tiểu khí hậu mát như vậy thì bạn tưới ngày 4 lần vẫn chưa đủ đừng nói là 2 … dẫn đến tình trạng lúc thì vừa tưới xong khoảng 1h sau giá thể (gỗ) đã khô hoặc tưới nhiều quá vào đúng ngày trời mưa hoặc tưới muộn quá vào khoảng 5h chiều trở đi cũng có tác hại như nhau cả.
- Theo nguyên tắc khi nào rễ dài ôm chậu hoặc giá thể mà bạn ký (ghép) vào, ít nhất một cái lá ở ngọn (lá mới) đang có đà vươn lên thì mới treo cao hơn và tưới phân nhiều hơn (hữu cơ vẫn là không quá 2 lần trong một tháng, còn vô cơ thì 30-10-10 một tuần một lần tỷ lệ 50% trong 3 tháng liên tục).
Chỉ một lý do duy nhất là cây chưa thích nghi môi trường sống; cây bản địa xung mãn nhưng về người trồng ko cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng, bên cánh đó do môi trường không thuận lợi lên cây không thích nghi hấp thụ dinh dưỡng được; nhiều khi bạn muốn mau ra rễ, mầm lá mới mà tưới kích thích ép cho ra rễ, lá mới cũng là nguyên nhân làm lá khô và chết.
Bác all cho tôi hỏi những cây chết đã ra rễ chưa? nếu rồi thì đã bám vào giá thể chưa?
Tôi có một bài học đau đớn: tưới dầu vào gỗ rồi đốt cho gỗ cháy thành than, buộc cây gì vào là chết cây đó. Có 2 vấn đề ở đây: thứ nhất là hoá chất ở giá thể (dầu hoặc…), thứ 2 là một khúc gỗ đã cháy thành than có tác dụng ngược là quá khô, phải ngâm vài ngày cho ngậm no nước rồi mới trồng, nếu không nó sẽ hút ngược nước của cây làm cây lúc nào cũng thiếu nước dẫn đến khô héo rồi chết.
To Loithuongtin: nếu như bác nói là phơi nắng mà lá non không có chấm đen nào thì chắc bao nhiêu phần % cho ngọn ĐAI CHÂU trắng tuyền, em có một ngọn đã ra hoa, vì vị trí đặt cây, thì cây đó ở vị trí hơi nhiều nắng (không chỉ là một tuần mà là 8 tháng) nhưng lá non và lá cũ không hề có chấm đen, hoa nó cũng ra đợt Tết rùi, đã được kiểm chứng, mặt sau của các cánh hoa thì một màu hồng, còn mặt trước thì không có chấm tím nào, hòan toàn trắng đục, còn lưỡi thì vẫn có màu tím. cánh khít nhưng không chồng lên nhau.
0 comments:
Post a Comment