Trong võ lâm có nhiều môn phái khác nhau. Mỗi môn phái có những bài luyện tập quyền, kíếm, đao, thương, chưởng, khí công khác nhau. Những bí quyết võ thuật này thường được ghi chép lại và gọi là kiếm phổ, quyến pháp hay kinh điển gì đó. Đọc chuyện kiếm hiệp của Kim Dung hay những tác giả khác chúng ta thấy đầy rẫy những danh từ như: Quỳ Hoa Bảo Điển, Tịch Tà Kiếm Phổ, Cửu Âm Chân Kinh, La Hán Quyền, Lăng Ba Vi Bộ, Giáng Long Thập Bát Chưởng v.v... tựu chung cùng một mục đích để cho mọi người dễ nhớ những điều căn bản.
Mạo muội tự phong cho mình chức Chưởng môn, kính thỉnh cầu các sư tỷ, sư huynh, sự muội và sư đệ hãy cùng tôi sưu tầm và bổ túc cho những điều gì còn thiếu sót.
LAN HOA BÍ PHÁP đời thứ nhất bắt đầu với 17 chiêu thức liên hợp với nhau và biến hóa khôn lường:
1. MUA LAN
Khi mua lan cần biết những gì?: Trước khi mua lan cần biết rõ 4 điều kiện 2-3-4-5 nơi mình ở xem có thích hợp với sự đòi hỏi của cây lan hay không.
2. ÁNH NẮNG
Lan cần ánh nắng như thế nào?: có 3 loại lan cần nhiều nắng (Vanda), Vừa (Cattleya), Rợp (Pahiopedilum)
Cần bao nhiêu giờ thi đủ?: Cây nhỏ 16 giờ, cây lớn 8 giờ.
3. NHIỆT ĐỘ
Lan cần nhiệt độ tối thiểu ban đêm như thế nào:
Ấm từ 60°-65°F (Vanda)
Vừa 55°-60°F (Cattleya)
Lạnh 50°-55°F (Paphiopedilum)
4. ẨM ĐỘ
Lan cần ẩm độ ra sao:
Cao 80% (Vanda)
Trung bình 60% (Cattleya và những loại khác)
Tối thiểu 40%
5. THÓANG GIÓ
Có phải che lan cho kín gió hay không?: Lan rất ưa thích gió ngoại trừ giông bão.
6. LÁ
Lá nhăn nheo: Thối rễ
Lá mềm nhũn: Thối rễ, bệnh tật
Lá chun xếp: Thiếu nước
Lá xanh thẫm: Thiếu nắng
Lá mềm sèo: Thiếu nắng
Lá vàng úa: Già hay bị bệnh
Lá tím ngắt: Nhiều nắng
Lá còi cọc: Nhiều nắng
Lá cứng: Cần nhiều nắng
Lá mỏng và mềm: Cần ít nắng
7. HOA
Không ra hoa: Thiếu nắng
Không ra hoa: Cây chưa đủ lớn
Không ra hoa: Chưa đến mùa
Không ra hoa: Phân bón có nhiều chất Nitrogene
Không ra hoa: Nhiệt độ không có sự cách biệt tối thiểu 15F giữa ngày và đêm
8. RỄ
Rễ thối: Tưới quá thường xuyên
Rễ chết khô: Quá già, quá khô nước
Rễ cằn cỗi: Đọng muối
Rễ bị đứt đấu: Sên hay côn trùng
9. NƯỚC
Vết trắng trên lá: Nước có nhiều chất khoáng
Đọng nước trên ngọn: Làm cho bị thối
Đọng trên lá vào mùa đông: Dễ bị thối vì nấm
Thế nào là nước tốt? Nước tốt có chỉ số muối hay chất khoáng dưới 300TDS (Total disolved salt)
Có nên dùng nước lọc soft water hay không? Không nên vì nước này lọc bằng muối.
Nước lọc Reverse Osmosis có được không? Không nên vì nước này quá tinh khiết đã mất hết khoáng chất cần thiết trong đó. Tuy nhiên nước này thích hợp với loại Disa.
10. TƯỚI
Mấy ngày tưới một lần?: Tùy theo mùa và tình trạng của cây
Mùa đông khi cây không mọc: 15 ngày hay một tháng
Mùa hè khi cây mọc manh: 3-4 ngày
Tưới thế nào?: Tưới cho thật đẫm
Làm sao tẩy chất muối đọng: Tưới bằng thuốc tẩy (Epson salt)
11. PHÂN BÓN
Chỉ bón: Khi cây mọc mạnh
Bón ra sao?: Loãng và thưa Weekly Weakly
Bón cho cây lá : 30-10-10
Bón cho hoa: 10-30-20
Chỉ số đầu: Nitrogen (N) cho lá
Chỉ số giữa: Phosphorrous (P) cho hoa
Chỉ số cuối: Potassium (K ) cho rễ
12. THAY CHẬU
Khi nào?: 2-3 năm một lần
Hay khi nào?: Khi cây quá lớn
Hay khi nào?: Vỏ cây bị mục
Hay khi nào?: Cây bị bệnh, bị thối rễ
Nên dùng chậu lớn hay chậu nhỏ?: Không nên quá lớn, chọn chậu cho cây mọc đủ 2- 3 năm. Dendrobium ưa chậu chật hẹp.
Chậu nhựa hay chậu đất tốt hơn?: Thứ nào dễ thoát nước đều tốt cả.
13. TRỒNG LAN BẰNG GÌ?
Vỏ cây nhỏ: Cho những loại có rễ nhỏ hay cần giữ ẩm ướt lâu hơn
Vỏ cây lớn: Cho những cây có rễ lớn
Gạch, đá: Cho những cây không cần nhiều sự ẩm ướt và không ưa thay chậu
14. BỆNH TẬT
Lá thối ngọn: Đọng nước
Lá bị cháy đầu: Quá nhiếu phân bón
Lá đốm đen, đỏ: Bị bệnh nấm
Lá có quầng hay sọc đen: Vi rút
15. THUỐC SÁT TRÙNG
Có mấy loại: 2 loại
Loại thứ nhất: Diệt tức khắc (kill on contact) Malathion, Neem oil, Diazinon v.v…
Loại thứ hai: Ngấm vào trong cây (Systemic) như Orthenex, Isotox
Phun thuốc mấy lần thì đủ: Tối thiểu 4 lần cách nhau 1 tuần lễ, để diệt hết những trứng vừa nở.
16. NHÂN GIỐNG
Có mấy cách?: Tách nhánh (Division), Ươm hạt (Seedling), Cấy tế bào (Mericlone)
17. TÊN CÂY LAN
Tên cây lan chia làm mấy nhóm?: Nhóm 1 chỉ loài (Genus) Cattleya, Cymbidium, Vanda
Nhóm 2 chỉ giống (Species) Cattleya maxima, Vanda teres
Nhóm 3 chỉ tên người được đặ tên Cattleya maxima "Thuy An", Blc. Dinh Thuy Yen v.v…
Nhóm 4 chỉ giải thưởng Cattleya maxima "Thúy An" AM/AOS
Có mấy loại giải thưởng?
Giải nhất (First class certificate FCC)
Giải nhì (Award merit AM)
Giải ba (Highly commended certificate HCC)
Giải nuôi trồng (Certificate of Cultural Merit CCM)
Hội hoa lan Hoa Kỳ (American Orchid Society AOS)
Hội hoa lan Anh quốc (Royal Horticuture Society RHS)
Hội hoa lan Nhật Bản (Japanese Orchid Society JOS)
Làm sao phân biệt giữa cây nguyên giống và lai giống?
Cây nguyên giống viết chữ thường và nghiêng như trên.
Cây lai giống viết thẳng.
Nguồn: sưu tầm Internet
0 comments:
Post a Comment