Like on Facebook

Wednesday, November 27, 2013

Tổng hợp các cách diệt trừ ốc sên hiệu quả trên lan

Posted By: hoaduy - 10:54 PM

Share

& Comment

Làm sao chúng ta không thể tức giận và nổi nóng khi thấy cây lan chăm chút từ bao nhiêu lâu, nay vừa mới ra mầm hoa hay nụ hoa đã bị lũ ốc sên tàn độc dã man thiếm sực nham nhở. 
Ốc sên trên chậu lan




Vấn nạn này là một đề tài không những làm nhức đầu bọn người chơi lan tài tử chúng ta và làm cho các nhà vườn mất ăn mất ngủ vì cả trăm ngàn cây lan có thể bị tan hoang sơ sác trong một vài đêm. Nhưng làm sao để diệt trừ cái lũ ác ôn côn đồ phá hoại này đến tận gốc tân rễ không phải là một chuyện dễ dàng một sớm một chiều. 


Các cách diệt trừ ốc sên hiệu quả trên lan, bài 1:
Viết bởi/Nguồn: Báo Nông thôn ngày nay 

Ốc sên (còn gọi là ốc ma) và sên dẹp (sên không vỏ, có nơi gọi là sâu nhớt) thuộc loài sống trên cạn.

Đây là loài sống hoang dại, ban ngày chúng ẩn kín trong các hốc, bụi cây hoặc chui xuống đất. Khi đêm xuống, chúng xuất hiện và phá hoại cây cối, hoa màu; nhất là ăn phần non của cành, hoa, trái thanh long. Đặc biệt, chúng phát triển mạnh trong mùa mưa và những vường cây được tưới nước thường xuyên trong mùa nắng. Để diệt trừ ốc sên hiệu quả, bà con có thể áp dụng một trong những kinh nghiệm sau:

- Dùng thuốc Deadline Bullét (do công ty Map Pacific Việt Nam sản xuất), có thành phần hoạt chất Metaldehde 4%. Đây là thuốc đặc trị ở dạng bã, có chứa chất dẫn dụ để thu hút ốc đến ăn và chúng bị tiêu diệt tại chỗ. Liều dùng 1-2kg/ha, rải thuốc ở những nơi ốc thường tập trung. Với mật độ ốc khoảng 10 con/m2, có thể sử dụng 6-8kg/ha.

Lưu ý: thuốc độc nguy hiểm nên bảo quản xa trẻ em và khi sử dụng cần tuân thủ các nguyên tắc hướng dẫn ghi trên bao bì.

- Chặt cánh râm bụt có nhiều lá xanh, để cho héo, đem bỏ từng đống trong vườn vào lúc chiều mát. Tối đến, ốc sên sẽ kéo đến ăn lá râm bụt. Sáng hôm sau sẽ thu gom dễ dàng.

- Lấy một cái hũ, trét lên một lớp mật ong mới lấy còn mùi thơm. Chờ sẩm tối đêm để ngoài vườn. Vị ngọt thơm của mật ong sẽ dẫn dụ ốc sên chui vào hũ rất nhiều. Sáng ra bạn chỉ cần xử lý chúng là xong.

- Bắt vài con cóc nuôi trong vườn (số lượng cóc nuôi ít hay nhiều tuỳ theo vườn rộng hay hẹp). Đêm đến những con cóc này sẽ ăn hết những con ốc sên và nó còn ăn những loại sâu bọ, mối, kiến cánh…nhưng không phá hoại cây trồng.

- Có một biện pháp hữu hiệu nữa là nuôi vịt thả trong vườn, nó sẽ tìm trứng ốc sên ăn hết và tiêu diệt dần những con ốc sên cắn phá. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ thích hợp đối với vườn trồng cây ăn trái lâu năm như: xoài, thanh long, chuối, nhãn…

Để tránh tác hại của ốc sên bà con nên thực hiện một số biện pháp sau:

- Thường xuyên vệ sinh vườn tược: Hạn chế bớt chiều cao của cỏ dại bằng cách cắt cỏ, chỉ để lại chiều cao từ 5-8cm. Hoặc cắt tỉa bơt những cành lá già rậm rạp vì đây là nơi ốc sên dễ dàng trú ngụ phá hoại.

- Thu gom ốc vào sáng sớm và chiều tối. Xử lý nếu lượng ốc sên nhiều, hãy đập chúng chết và cho vào hũ sành đựng nước tiểu. Để vài tháng, khi đã hoai, dùng nước này pha với nước lã làm phân tưới cho cây trồng rất tốt. Hoặc đem bằm nhỏ, nầu chín làm thức ăn cho nuôi heo, vịt, cá… nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình.
-----------------------------------------------------------------------------------------------
 Các cách diệt trừ ốc sên hiệu quả trên lan, bài 2:

Thành viên Bùi Hải An của diễn đàn caycanhvietnam dịch ra:

CÀ PHÊ ĐƯỢC DÙNG ĐỂ CHIẾN ĐẤU LẠI LŨ ỐC SÊN VÀ SÊN TRẦN
25/07/2002

Vào tháng 10 năm 2001, Hiệp hội bảo vệ môi trường của Mỹ (EPA) công bố họ đã chứng nhận việc sử dụng cà phê để chống lại sự phá hoại của lũ ếch Ha-oai. Nghiên cứu mới này cũng khuyến nghị rằng chất cà phê cũng có thể là vũ khí chống lại các côn trùng gây hại khác như sên trần và ốc sên. Như hầu hết các nhà làm vườn đều biết, sên trần và ốc sên là nguyên nhân gây ra những nguy hại đáng kể với rau mùa. Tuy vậy nhiều sản phẩm tiêu diệt sên lại chứa chất hoa học nguy hiểm cho con người và thú nuôi. Những sản phẩm chứa caffein do vậy có thể là sự thay thế an toàn cho những chất độc diệt sên đang tồn tại.

Những nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp lưu vực Mỹ-Thái Bình Dương và Trung tâm nghiên cứu cuộc sống hoang dã quốc gia đặt tại Hilo. Hawaii đã tiến hành vài thử nghiệm để chứng tỏ hiệu quả của chất có chứa caffein để xua đuổi và tiêu diệt ốc sên và sên trần.
Thí nghiệm 1: Liệu sên có từ chối thức ăn có chứa caffein
Những lá rau diếp được nhúng vào dung dịch chứa caffein hoặc được để nguyên không xử lý (trong điều kiện có kiểm soát. Các nhà nghiên cứu sẽ đếm xem bao nhiêu lá rau diệp bị sên ăn.
Kết quả sên không ăn nhiều lá rau diệp bị nhúng dung dịch caffein . Điều này chứng tỏ ốc sên có thể tìm thấy chất caffein và thích những lá không có caffein hơn.

Thí nghiệm 2: Caffein ảnh hưởng thế nào đến nhịp tim của sên
Ốc sên ăn hoa lan (Zonitoides arboreus) đã được xử lý với caffein. Các nhà nghiên cứu kiểm tra xem nhịp tim của ốc sên. Kết quả, sau 1 giờ, với dung dịch cà phê yếu (0.01%) tăng nhịp tim ốc sên nhưng với dung dịch mạnh (0.1%, 0.5% và 2%) lại giảm nhịp tim. Sau 24 giờ, với tất cả các nồng độ, sự teo tim của sên là yếu và không đều nhưng sau 96 giờ tất cả ốc sên bị xử lý với dung dịch 0.5% hoặc 2% đều chết.

Thí nghiệm 3: Liệu caffein có tiêu diệt ốc sên khi được phối hợp trong vật liệu trồng cây?
Gáo dừa được dùng để trồng hoa lan. Những mảnh này được phun dung dịch 1% hoặc 2% caffein hoặc chỉ phun với nước (trong điều kiện có kiểm soát)

Kết quả: Dung dịch 1% caffein đã giết 60% ốc sên, dung dịch 2% giết 95% nhưng chỉ 10% bị chết khi chỉ phun với nước.
Các nhà nghiên cứu vân chưa chắc chắn là làm thế nào caffein có thể giết ốc sên. Họ cho rằng caffein đã thay đổi hình thái năng lực vận động trong thần kinh ốc sên. Đối với con người, caffein là chất gây kích thích hệ thần kinh trung ương và tác động với adenosin- chất truyền nơ ron trong não. Caffein cũng gây ảnh hưởng tới các phần khác trong cơ thể như tăng nhịp tim, gây nghẹt, huyết mạch, làm chùng khí quản và tác động tới các cơ bắp.

Chắc trong tương lai sẽ có những thuốc trừ ốc sên mới và an toàn hơn sẽ được sản xuất có chất caffein. Ai có thể biết được? Có thể trong lần tới mua 1 tách cà phê, bạn sẽ có thể giữ lại làm bả để diệt ốc sên cho khu vườn của bạn.
+++++++++++++++++++++++++
Tôi đã dùng cà phê rang xay (loại pha phin) rãi ra đất trồng để thử.
Kết quả: sau 2 ngày không thấy xuất hiện ốc sên nữa nhưng rêu bị chết một số vài ngày sau đó.
Thấy cách làm này hiệu quả và đặc biệt không gây ô nhiễm như sử dụng chất hóa học.
Anh chị em cứ thử nghiệm xem thế nào.

Một vài lưu ý:

* Phải dùng cà phê nguyên chất. Không dùng mấy loại cà phê độn đậu nành, ngô và cà phê tẩm ướp hương liệu hóa chất tạo mùi cà phê hay bơ dầu,... vì hàm lượng caffein của nó rất thấp và nó có những hóa chất ảnh hưởng đến sinh trưởng cây trồng.
* Nên dùng cà phê Robusta vì loại này có hàm lượng caffein cao hơn Arabica.
* Đừng mất công đi tìm mua cái gọi là tinh dầu caffein, tào lao tất thôi, ở VN hiện nay chưa đơn vị nào chiết xuất tinh dầu cà phê để bán lẻ đâu, toàn hóa chất tạo mùi cà phê hàng trung của.

Đôi lời chia sẻ với anh chị em.Vinacafe 
----------------------------------------------------------------------------------------------
 Các cách diệt trừ ốc sên hiệu quả trên lan, bài 3:
Theo Ngọc Hân - trongraulamvuon.com

Ốc sên thuộc họ (Achatinidae) có nhiều loại, phổ biến là ốc sên hoa (Achatinafulica)…. là loài động vật thân mềm sống ở nhiều nơi trên đất nước ta. Ốc sên ăn thực vật mà món khoái khẩu của chúng là các đọt lá non.

Đối với các chậu phong lan Dendrobium chúng thường chui trốn trong rễ chậu phong lan đợi chiều tối bò ra ăn lá và các giả hành làm cho cây bị hư lá và tạo vết thương nên bệnh dễ xâm nhập gây bệnh cho cây trồng, còn đối với người trồng rau ăn lá khi gieo hạt trên đất, đợi khi hạt nảy mầm lá non vừa nhú thì qua ngày hôm sau bị ốc sên ăn trụi cây mọc không nổi…, vì thế việc phòng trừ ốc sên cần quan tâm thường xuyên. Riêng một số cây ăn trái và cây kiểng lá màu thì hầu như không thấy chúng bén mảng tới.

Trong môi trường tự nhiên vào mùa khô, ốc sên có thể ngủ trong nhiều tháng, nhưng chỉ cần một trận mưa rào đầu mùa, chúng bừng tỉnh và hoạt động bình thường. Ốc sên cảm nhận bằng mùi, có 2 mắt ở 2 đỉnh râu Ốc sên là một loại động vật thân mềm (nhuyễn thể), vỏ to, dày. Đầu có 2 xúc tu (râu), toàn thân liền trong vỏ bao bọc bởi một lớp nhày. Ốc sên ưa thích sống nơi gốc cây ẩm ướt ban ngày thì nằm im trong đáy chậu hay lổ hang nào đó. Đợi chiều mát trời vừa tắt nắng cũng là lúc ốc sên bắt đầu bò ra tìm thức ăn.
Ốc sên – Achatinafulica

Nếu ở nhà chỉ trồng một vài chậu cây nên kiểm tra lúc sáng sớm khi trời vừa sáng và bắt tiêu diệt bằng tay.Ốc sên rất thích thức ăn có mùi thơm ngọt như mít, thơm ( dứa)… nếu ở nhà có bổ trái mít hay thơm thì không nên vứt rác các vỏ trái hay xơ mít, mà tận dụng lại đem bỏ những nơi ẩm ướt, qua sáng hôm sau sẽ thấy ốc sên bò tới thưởng thức. Lúc đó mặc sức mà thu gom diệt gon chúng.

Trường hợp trồng cây với diện tích lớn thì phải sử dụng bả mồi có bán trên thị trường.Trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng năm 2012 thì hoạt chất Metadehyde được các nhà sản xuất làm thuốc dẩn dụ và phòng trừ các loài ốc gây hại mùa màng : Ốc bưu vàng, các loài ốc sên…trên địa bàn TPHCM hiện có bán thuốc trên với các tên bao bì như: Bolis ( 6G, 12G) ; Cửu Châu ( 6Gr, 12Gr ) và Pilot (10B, 15B).

Tất cả loại thuốc trừ ốc trên đều sử dụng theo khuyến cáo bao bì và sử dụng hình thức là rải trên mặt đất hay trộn với đất phân khi trồng cây.

Theo kinh nghiệm cá nhân thấy rằng nên sử dụng rải lúc chiều mát, hay sau cơn mưa chiều, rải nhẹ trên mặt chậu hoặc xung quanh cây trồng, tối ốc sên bò ra ăn phải bả mồi sẽ bị chết hàng loạt. Nên thu gom lai vì ốc chết bị phân hũy sẽ tạo nên mùi hôi cho môi trường. Khi sử dụng bả mồi nên chia làm 2-3 đợt để tiêu diệt số lượng ốc còn lại. Thường khi mua bịch thuốc có trọng lượng 1kg rải được trên diện tích 1.000 m2 và rải được 2 đợt vì khi rải cần để ý cây nào là món ăn thường xuyên của chúng thì cho bả mồi nhiều hơn.
Ốc sên sinh sản rất nhanh nên sau cơn mưa phải đi kiểm tra nếu thấy ốc sên xuất hiện trở lại thì rải thuốc tiếp tục.
----------------------------------------------------------------------------------
Ốc sên thân trần nhà tôi không có lên chưa tìm hiểu cách diệt chúng nhưng ốc sên có vỏ thì tôi đã dùng thử cách này hữu hiệu nhiều, chất liệu rễ kiếm, rẻ tiền.
Dùng nước vôi trong, tỷ lệ pha đặc một chút phun vào giá thể trồng (phun thật đẫm - phun vào buổi tối, tầm 19h - 20h - là lúc sên mò đi kiếm ăn). Ngày hôm sau bạn ra đó mà nhặt vỏ sên nhé. Bạn muốn thử nghiệm thì hãy bắt 1 con sên, dùng banh kẹp gắp nó và nhúng vào nước vôi thử xem, đảm bảo nó sùi bọt mép lên và ngoẻo luôn.
Những nơi ẩm thấp trong vườn (nơi ốc sên trú ngụ) bạn có thể dùng vôi bột rắc vào đó.
Chúc thành công.
1. Loại trừ những nơi ẩn nấp của chúng vào ban ngày như vất bỏ các đống gạch, gỗ, đá, vỏ cây, lá rụng v.v... hay trong các vườn rau hay cây cỏ ẩm ướt. 2. Vào buổi chiều tưới nước vào nơi tình nghi có chúng ẩn nấp, ban đêm hãy dùng đèn bắt chúng và bỏ vào thùng có trải muối. 3. Chúng ta có thể đặt các bẫy để bắt chúng bằng các bỏ các mảnh ván, giấy báo nhúng nước, vỏ dưa, vỏ táo v.v... để dụ chúng đến ăn hay ẩn nấp và bắt chúng. 4. Người ta cũng dùng bia hoặc nước đường trộn với men rượu hay coca cola, nhưng các thứ này không có mấy hiệu quả khi sên hoặc ốc sên ở quá xa không ngửi thấy mùi, hơn nữa cứ vài ngày chúng ta lại phải đổ thêm. 5. Có nguồn tin cho hay là rắc vôi bột hay muối trên mặt đất cũng diệt trừ được sên và ốc nhưng không thể rắc trên chậu lan được.  
Chào các anh, mùa mưa đến ốc con vô số. mấy hôm trước mình có đi tìm thuốc như anh caremvn giới thiệu mà không có hàng, được người bán giới thiệu loại này. tội wa mình bỏ thử nghiệm, sáng ra thấy rất hiệu quả. nên mình chia sẽ cùng mọi người.jack lin 



---------------------------------------------------------
Hiện nay vườn không nhiều cây lắm, lại chưa có thuốc nên đành dùng phương pháp thủ công: vỏ dưa hấu ăn xong đừng vứt mà để làm quà cho lũ ốc con thì tuyệt luôn
Áp dụng khi mật độ ốc sên thưa, diện tích bị hại ít. Chặt cành dâm bụt có nhiều lá xanh, để cho héo (lá râm bụt là loại lá ốc sên rất thích ăn), đem bỏ từng đống trong vườn lúc chiều mát, mật độ: 1-2 đống/100m2 vườn. Tối đến ốc sên kéo đến ăn lá dâm bụt, sáng sớm hôm sau thu gom, tiêu huỷ dễ dàng.
Lấy một cái hũ bằng sành, dùng mật ong mới loại tốt còn mùi thơm tẩm chổi lông hay vải bằng sợi, quết mật ong vào bên trong hũ. Chờ xẩm tối đem để hũ ngoài vườn. Vị ngọt thơm của mật ong sẽ dẫn dụ ốc sên chui vào hũ rất nhiều, sáng hôm sau ta chỉ việc tiêu huỷ chúng. 
Một điều lưu ý các bạn rằng có một loài ốc sên không nên giết hại, đó là loài sên có vỏ dài (Decollete snails) không ăn mầm non, hoa lá mà chỉ ăn trứng của các loài ốc sên và sên khác, nhưng các thưốc diệt sên sẽ không miễn trừ một loài nào cả. 


Nguồn: sưu tầm Internet

About hoaduy

Techism is an online Publication that complies Bizarre, Odd, Strange, Out of box facts about the stuff going around in the world which you may find hard to believe and understand. The Main Purpose of this site is to bring reality with a taste of entertainment

0 comments:

Post a Comment

Copyright © 2013 chuyên bán hoa™ is a registered trademark.

Designed by Templateism. Hosted on Blogger Platform.