+ Trụ đứng: Trụ phải được trồng bằng sắt hoặc bằng bê tông để đảm bảo lâu dài, có nhiều cây chằng ngang dọc để giữ vững. Cột trụ phải cao khoảng 3 – 3,5m.
+ Giàn che nắng: Dùng để che ánh sáng trực tiếp. Thường làm bằng lưới nilon, chỉ cần căng cho thật phẳng vài sợi dây thép là lợp lưới được tương tự làm giàn lan Dendrobium nhưng phải làm luống thay vì làm giàn treo và kệ.
- Bố trí luống trồng:
Tùy theo diện tích vườn lan để thiết kế luống trồng thích hợp. Thông thường quy cách luống như sau: chiều ngang luống từ 0,8-1,2 m; chiều dài từ 10-15 m, chiều cao từ 25-30 cm. Xung quanh luống tạo các lỗ hở để thoát nước. Luống nên xây bằng gạch nung vừa rẻ tiền, vừa giữ được giá thể bên trong không bị vung vãi ra bên ngoài. Khoảng cách giữa các luống từ 0,5-0,6 m, thuận tiện cho việc đi lại chăm sóc. Lối đi chính trong vườn có chiều rộng tối đa là 1 m để tiết kiệm diện tích vườn, tăng hiệu quả sử dụng diện tích nhà lưới. Bên trong luống cắm trụ sắt hoặc bê tông để căng dây trồng lan, trụ cao 1-1,2 m tính từ mặt đất. Tùy theo chiều rộng luống có thể bố trí số hàng trồng thích hợp: 2 hàng (chiều ngang 0,8 m); 3 hàng (chiều ngang 1 m); 4 hàng (chiều ngang 1,2 m). Căng dây cáp (dây điện) hoặc cắm ống nước để buộc cây lan vào. Khoảng cách trồng từ 0,3-0,5 m, tùy theo giống và kích thước cây. Cây được trồng theo kiểu nanh sấu (so le) để tận dụng ánh sáng tối đa.
Nguồn: sưu tầm Internet
0 comments:
Post a Comment